Bố cục lạ mắt của lũa và đá

Trong bố cục hồ thủy sinh, việc kết hợp cả 2 loại vật liệu lũa và đá cho nhuần nhuyễn vốn không hề đơn giản. Hầu hết chúng ta đều mắc lỗi “phân biệt chủng tộc” giữa lũa và đá, nói nôm na là lũa một nơi, đá một nẻo. Hôm nay chúng ta cùng chiêm ngưỡng một tác phẩm của Green Aqua (Hungary) để xem họ đã hòa trộn hai loại vật liệu này như thế nào.
bố cục thủy sinh phá cách
Một bố cục thủy sinh phá cách
Đá và lũa được cố định với nhau thành một khối vững chắc giống như một chậu cây để sau đó đất nền được đổ đầy vào trong. Tỷ lệ đá và lũa cũng được tác giả tính toán và cân nhắc. Đá sáng màu làm nền móng cho khối lũa với số lượng không quá nhiều để tránh át đi ấn tượng của những tay lũa “cơ bắp”, khỏe khoắn. Một số viên đá được bố trí như bị lũa quấn lấy và nhấc lên khỏi mặt đất – đó là một chi tiết miêu tả về câu chuyện của thời gian? Trong hồ này tác giả đã rất thành công khi phân tán đá, không để đá bị co cụm thành một dãy vững chắc dưới chân khối lũa, điều này làm mất đi vẻ tự nhiên của tạo hóa một cách trầm trọng.
Về phần lũa, đây là một tổ hợp được ghép lại từ những cành lũa nhỏ. Chất liệu lũa trơn, ít phân cành, nhánh giúp tác giả định hướng khối lũa được dễ hơn. Từng bộ phận lũa ẩn hiện sau những khóm cây và đá một cách hài hòa khiến người xem có cảm giác như khối lũa vẫn đang sống, đang vươn lên chậm dãi từng ngày.
Bouaqua thấy có lẽ chúng ta không nên xếp đá và lũa ở hai góc hồ riêng biệt nữa nếu muốn kết hợp chúng lại. Một khi đã bị “phân biệt chủng tộc” như thế vô tình chúng ta đã tạo nên hình ảnh hai “thế lực” đối lập, không hề có khả hòa hợp với nhau. Cùng xem qua một số bức ảnh trong quá trình tạo nên tác phẩm, đừng quên comment trao đổi với nhau về cảm nhận cá nhân của bạn nhé.
bộ lũa đỗ quyên đẹp
Bộ lũa rất đẹp, chất lũa giống Đỗ Quyên của Việt Nam
keo dán lũa vào đá
Có lẽ tác giả sử dụng keo kết dính đá với lũa?
trồng cây vào bể thủy sinh
Hoàn tất công đoạn trồng cây
tác giả hồ thủy sinh
Chân dung tác giả, tác phẩm
Nguồn: bouaqua.tk, flickr.com

0 nhận xét :