Các đặc điểm hình thái của cá vàng

Cá vàng đẹp như ngày nay là do tiến hóa từ cá chép, Trong tự nhiên, cá chép cũng như cá vàng còn phải vật lộn với dòng nước, kiếm mồi trong dòng chảy mạnh; cần phải bơi với tốc độ cao nên thân mỏng và dài. Hình thể của cá thay đổi có liên quan mật thiết tối điều kiện sinh thái.
Khi cá vàng được nuôi trong gia đình, trong bể nước lặng lờ, ổn định, thức ăn đầy đủ, không có dòng chảy xiết, khoảng bơi hẹp, không sợ hãi. Trong một thời gian dài, với cuộc sống tương đối ổn định, cá dần dần thay đổi. Màu sắc do phối giống lai tạo và bộ vây cũng như nhiều bộ phận khác trở nên đẹp hơn.

Figure: Cá vàng ngày nay nhìn như là kỳ lân trong lịch sử =))
Có thể so sánh sự khác biệt của cá vàng và cá chép như sau:
a) Hình thái cá vàng:
-Cá chép hoang dã mình mỏng dài, cá vàng cỏ cũng tương tự.
-Các loại cá vàng nuôi nói chung thân ngắn, tròn, bụng béo hình cầu, eo đuôi nhỏ và  như loại cá hình trứng, cá đầu sư tử, cá ngũ hoa mắt rồng, cá hình cầu mắt rồng.
b) Tuyến sườn cá vàng:
Do những nguyên nhân về môi sinh, tuyến sườn cá vàng cong lại tại eo, xuống tới đuôi lại cong lên. Đồng thời, hình thể ngắn làm cho cá càng to ra.

c) Màu sắc cá vàng:
Màu sắc cá vàng biến đổi rất lớn, cá vàng trên thế giới có màu ngũ sắc tuyệt vời, đó là các màu đỏ, vàng, trắng, đen, lam, tím, da cam và nhiều màu khác hợp thành. Có loại có nhiều sắc thể như đỏ trắng, đen trắng, đỏ đen, đỏ vàng, da cam, nhiều chấm hoa.

Màu sắc hình thành do chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống, điều kiện thức ăn. Trong những điều kiện khác nhau, độ đậm nhạt của màu cũng khác nhau. Do sắc tố đen vàng của tế bào phản ánh qua sự phản xạ của ánh sáng. Màu vàng do sắc tố vàng và màu đen do sắc tố đen.
d) Hình dạng đầu cá vàng:
Đầu cá vàng nói chung có thể chia làm 3 loại: Loại đầu bằng, loại đầu ngẩng, loại đầu sư tử (đầu lân).
Hình: Hình dạng đầu cá vàng.

1. Loại đầu bằng; 2. Loại đầu ngẩng; 3. Loại đầu sư tử (đàu lân hay kỳ lân)
Độ đài của đâu cá bằng đầu tỉ lệ với độ dài thân cá. Đầu cá chép cỏ thường có hình tam giác, có tỷ lệ 1:5 vỏi loại đầu bằng trơn. Loại cá đâu ngẩng thì đầu tương đối lớn, trên đầu có mọc u thịt. Loại cá đầu sư tử thì đầu íại tròn, tỉ lệ 1:3, trên đầu và hai bên mang có mọc u thịt.
e) Hình dạng vây cá vàng:
Theo chủng loại, vây cá vàng đa dạng, khác nhau rất nhiều gồm vây đơn, vây kép, vây ngắn, vây dài.
Sự khác nhau của vây biểu hiện ở vây lưng, vây sau và vây đuôi. Có thể phân biệt vây như sau:
- Vây lưng: Mọc ỏ ngay chính giữa lung chia ra hai loại, loại có vây lung bình thưòng và loại không có vây lưng.
Vây có loại đều đặn, có loại hình dạng kỳ dị. Thường vây lưng có độ cao 3,15 - 18,3 cm, không phân nhánh, vây cuối cùng thường rất cứng.
Có loại như hình răng cưa lên xuống gồm 15 đến 18 gân vây, dự đoán là do sụ phân chia thành vây kép tạo thành.
Loại không có vây lưng do quá trình nuôi duõng mà biến dị thành, qua nhiều đòi vây lưng thoái hoá, cá vàng hình trứng là loại đặc trung của loại vây này.
-Vây ngực: Sau hai mang là. vị trí của vây ngực, có số gàn vây từ 14 - 17. Giữa các chủng khác nhau, số vây ngực có sự chênh lệch, đặc biệt là ỏ cá vàng cỏ, ít thấy như vậy ỏ cá vàng hình trúng. Loại có vây ngục kỳ dị cũng nhiều, ở cá vàng hình trứng ta thấy vây ngực có loại ngắn và loại tròn; các loại cá vàng khác vây ngực có hình tam giác, đầu nhọn, cá đực có vây dài và nhọn hơn cá cái.
-Vây bụng: Ở vị trí dưới bụng cá, kiểu vây từ 1-4 dài ngắn khác nhau.
-Vây sau: Ở sau vây bụng là vây sau, gần ngay hậu môn kiểu vây từ 3-5, nhánh cuối cứng rắn hơn, có loại như răng cưa. Trong chủng cá chép, vây sau bụng có loại vây đơn và phần lớn là vây kép mang đặc trưng ưu thế của loài cá vàng.
-Vây đuôi: Ở ngay sau đuôi là vây đuôi, có khoảng 36 đường gân, gồm vây đơn, vây kép, vây dài, vây ngắn
                                           Hình 3: Hình dạng đuôi cá vàng

1 Ba đuôi; 2. bốn đuôi; 3. Đuôi quạt; 4. Đuối bướm.
Cá vàng Cỏ là loại có vây đơn, loại kép có hai lá đuôi liền nhau, có loại còn tách thành ba nhánh đuôi. Có loại phân nhánh một phần, có loại phân nhánh hoàn toàn thành bốn nhánh gọi là loại bốn đuôi. Ngoài ra, còn có loại có đuôi như cái quạt, có loại như cánh bướm...
- Vây: Thông thưòng, vây cá thông với mang, có tác dụng đóng mở bảo vệ thân thể cá, tạo điều kiện thuận lợi khi cá bơi lượn vòng hoặc khi nhẩy, có thể lật ngược được.
g) Vẩy cá:
Có loại vẩy thường, vẩy trong suốt, vẩy như trân châu. Vẩy trân châu là loại vẩy biến dị, có màu xanh sẩm ỏ giữa, nhìn sẽ thấy hình nổi gồ như hạt trân châu, người xưa quen gọi là cá trân châu. Loại vẩy trong suốt có tế bào phản quang, bên ngoài nhìn vào như tấm kính trong suốt có khả năng phản xạ tán sắc nhiều màu.
f) Hình dạng mắt:
Sự biến dị của mắt cá vàng thấy rất rõ. Cá vàng cỏ có mắt bình thưởng, ngoài ra còn thấy cá vàng mắt rồng, cá vàng mắt "ngưỡng thiên" (mắt nhìn lên trời), mắt bọng nước (mọng căng như giọt nước), mắt ếch... là bốn loại chủ yếu.
Cá vàng mắt rồng có mắt lồi ra như mắt rồng (có đầu rồng - hình như hạt bàn tính gảy tay của người Trung Quốc).

Cá vàng mắt "ngưỡng thiên" nhìn lên trời, trồn như quả cầu nhỏ lồi ra, hướng lên trên.

Cá vàng mắt bọng nước, hai mắt như hai bọng nuóc trong suốt lồi ra ở hai bên như bohgbóng. Cá vàng mắt ếch có cặp mắt rất giống mắt ếch, bọng mắt trong suốt lồi hẳn ra ngoài.

i) Mũi cá vàng:
Phía trước mắt cá là mũi, đôi màng rất to lồi ra là lỗ mũi trông như quả cầu bông.
k) Mồm cá vàng:
Dưới mũi là mồm nằm phía dưới của đầu cá, đó là phần thịt dầy nhô ra.

Nguồn: cacanhphongthuy

0 nhận xét :