Bàn về bố cục: dạng và thế
Trong bài này, chúng ta sẽ phân tích một số kiểu bố cục cơ bản trong hồ thủy sinh. Qua đó, mọi người sẽ biết nên áp dụng kiểu bố cục nào cho hồ của mình, và cũng có thể áp dụng những thế và cách phối hợp mới.
Thực tế, kiểu bố cục nào cũng có thể thực hiện sao cho độc đáo và nổi bật. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn có khai thác được hình dạng và màu sắc một cách thích hợp hay không. Mỗi bố cục đều có thể trở thành một tác phẩm xuất sắc. Dĩ nhiên, tương tự như thời trang, kiểu bố cục thay đổi hàng năm. Chẳng hạn, giải ADA năm nay có nhiều bố cục dạng lõm sử dụng cát trắng. Ngược lại những năm 2002 và 2003, chúng ta thấy có nhiều bố cục dạng tam giác hơn. Rồi trước đây không xa, kiểu bức tường Hà Lan lại dẫn đầu.
Vì vậy tốt nhất hãy trình bày để mọi người biết có bao nhiêu kiểu bố cục đang tồn tại. Theo cách này, có lẽ bạn sẽ có động lực để tạo ra kiểu bố cục của riêng mình? Một khi đã có sẵn ý tưởng về bố cục, mọi người sẽ ít phạm sai lầm.
Các thế khác nhau tạo ra các kiểu bố cục khác nhau.
Tường hay đường biên rất cần thiết trong kiểu bố cục hoa viên. Hãy kết hợp với những kiểu bố cục khác và bạn có thể thu được một bố cục tuyệt vời.
Ghi chú (vnrd)
Trong bài này, dạng (form) được phân biệt với thế (shape). Thế là hình thức thể hiện của dạng, chẳng hạn thẳng, nghiêng, kề… Ví dụ, dạng lồi khi đứng thẳng tạo thành thế “mỏm” (mound) nhưng khi nằm nghiêng thì thành thế “mỏm tam giác” (triangle mound).
Bàn xa hơn, bố cục (aquascape) là tập hợp của các dạng và thế được bố trí theo một quy tắc, cấu trúc chặt chẽ. Kiểu bố cục (style) là cách thức trình bày đặc trưng của bố cục. Nhiều kiểu bố cục với đặc điểm tương tự hình thành một phong cách, trường phái. Chẳng hạn iwagumi là kiểu bố cục đá thuộc phong cách Thủy sinh Tự nhiên (Nature Aquarium). Tuy nhiên, cũng có những kiểu bố cục khác thuộc phong cách này không dùng đến đá mà thay bằng lũa chẳng hạn.
Thực tế, kiểu bố cục nào cũng có thể thực hiện sao cho độc đáo và nổi bật. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn có khai thác được hình dạng và màu sắc một cách thích hợp hay không. Mỗi bố cục đều có thể trở thành một tác phẩm xuất sắc. Dĩ nhiên, tương tự như thời trang, kiểu bố cục thay đổi hàng năm. Chẳng hạn, giải ADA năm nay có nhiều bố cục dạng lõm sử dụng cát trắng. Ngược lại những năm 2002 và 2003, chúng ta thấy có nhiều bố cục dạng tam giác hơn. Rồi trước đây không xa, kiểu bức tường Hà Lan lại dẫn đầu.
Vì vậy tốt nhất hãy trình bày để mọi người biết có bao nhiêu kiểu bố cục đang tồn tại. Theo cách này, có lẽ bạn sẽ có động lực để tạo ra kiểu bố cục của riêng mình? Một khi đã có sẵn ý tưởng về bố cục, mọi người sẽ ít phạm sai lầm.
Các thế khác nhau tạo ra các kiểu bố cục khác nhau.
Tường hay đường biên rất cần thiết trong kiểu bố cục hoa viên. Hãy kết hợp với những kiểu bố cục khác và bạn có thể thu được một bố cục tuyệt vời.
Ghi chú (vnrd)
Trong bài này, dạng (form) được phân biệt với thế (shape). Thế là hình thức thể hiện của dạng, chẳng hạn thẳng, nghiêng, kề… Ví dụ, dạng lồi khi đứng thẳng tạo thành thế “mỏm” (mound) nhưng khi nằm nghiêng thì thành thế “mỏm tam giác” (triangle mound).
Bàn xa hơn, bố cục (aquascape) là tập hợp của các dạng và thế được bố trí theo một quy tắc, cấu trúc chặt chẽ. Kiểu bố cục (style) là cách thức trình bày đặc trưng của bố cục. Nhiều kiểu bố cục với đặc điểm tương tự hình thành một phong cách, trường phái. Chẳng hạn iwagumi là kiểu bố cục đá thuộc phong cách Thủy sinh Tự nhiên (Nature Aquarium). Tuy nhiên, cũng có những kiểu bố cục khác thuộc phong cách này không dùng đến đá mà thay bằng lũa chẳng hạn.
Harry Kwong – http://www.cau-aqua.net
Người dịch: vnreddevil
0 nhận xét :