Setup bể thủy sinh đơn giản mà đẹp
Không phải ai cũng có đủ thời gian, sự kiên nhẫn và khả năngd tài chính để thiết lập và duy trì một bể cá thủy sinh hiện đại và phức tạp. Tom Messenger đã thực hiện một bể mẫu phong cách cực kì đơn giản nhưng rất đẹp cuốn hút với hướng dẫn chi tiết.
Công việc bận rộn khiến rất nhiều người lựa chọn bể cá với với yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn nữa chúng cũng sẽ hợp túi tiền với nhiều người. Chiếc bể được set sau đây là 1 lựa chọn cho những người muốn 1 bể cá với chi phí thấp.
Những cây thủy sinh được dùng chủ yếu là loại có tốc đọ tăng trưởng chậm, chẳng hạn như dương xỉ Java, Microsorum pteropus (dương xỉ lá hẹp), Cryptocoryne sp và Amazon swords, Echinodorus spp. Ngoại trừ dương xỉ Java các cây khác có bộ gốc rất phát triển đặc biệt nếu so sánh với những loại cây có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
Xuất phát từ nhu cầu dinh dưỡng lớn và xu hướng mọc lan của các cây thủy sinh được dùng, 1 bộ nền giàu dinh dưỡng sẽ thích hợp để chúng sớm bám rễ và lan nhanh.
Bạn đã từng nhổ 1 cây Echinodorus chưa? Bộ rễ của chúng có thể lan hết toàn bộ chiều dài của bể đấy.
Tạo cảm giác như 1 khu rừng rậm
1 khi các cây thủy sinh bắt đầu lan chúng sẽ tạo nên 1 khung cảnh tự nhiên hoang dã. Bụi Cryptocoryne và E. tenellus đan xen nhau cùng với Vallisneria và Echinodorus sẽ tạo nên các tầng cây vô cùng đẹp.
Để cung cấp dinh dưỡng cho bể chúng ta chọn loại đất nền tiêu chuẩn chứa nhiều cất thiết yếu cho cây phát triển.
Tất cả cây trong bể ngoại trừ E. tenellus có thể lớn nhanh chỉ với ánh sáng yếu. Nhưng E. tenellus yêu cầu 1 lượng sáng nhiều hơn nhưng chúng vẫn có thể phát triển được dưới điều kiện ánh sáng trung bình.
Một các đơn giản để biết được nhu cầu ánh sáng của các loại cây là dựa vào đặc điểm lá của chúng. Cây to, lá màu xanh đậm sẽ thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng yếu so với cây có thân mỏng và màu xanh nhạt thậm chí là màu đỏ.
Bề được tạo bởi Aquariums Ltd. Kích thước vừa đẹp để bố cục thủy sinh.
Với thể tích 100x45x45 (cm) / 39x18x18 (“) có khá nhiều khoảng không cho bố cục và cây trồng.
Loại kính được khá dày và cứng, không lộ viền. Có thể thấy rõ 1 đường viền trằng trong suốt ở mặt trước của bể.
Hướng dẫn set bể
1. Đất thủy sinh tự nhiên dùng làm nền rất thích hợp cho bể đơn giản, nó cho phép cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nó cũng rẻ hơn nhiều so với đất nền công nghiệp. Để tiết kiệm hơn nữa tôi chỉ rải đất ở 2 khoảng nơi sẽ trồng cây sau này.
2. Nền phía mặt trước dùng cát mịn của Unipac. Nó giúp tạo cảm giác sáng sủa ở mặt trước và tương phản với đá sỏi ở khu vực cắm cây. Ta dùng bìa để để ngăn cách khu vực cát, sỏi.
3. Tiếp đến là sỏi, có thể gồm cả chất nền, đổ chúng xuống 1 cách khéo léo. Khi rải xong cát và sỏi thì từ từ rút tấm bìa ngăn ra tránh các phần bị tràn sang nhau.
4. Lọc dùng cho bể là loại Rena XP4, được đánh giá cao cho những bể có kích thước tương tự. Sưởi được đặt cạnh lọc nhằm tản nhiệt đều ra khắp bể.
5. Rửa sạch đá trước khi cho vào bể. Đặt chúng thật chắc chắn trên nền cắt và sỏi để tránh việc sau này cá có thể đào hang ở phía dưới khiến tất cả sụp đổ.
6. Gỗ có thể đặt tùy ý miễn là bạn thấy ưng mắt. Cái của tôi bị nổi vì không ngâm kĩ do đó phải chèn đá để chúng chìm xuống. Khi thực hiện các bạn nên ngâm gỗ trong nước đến khi nó tự chìm, điều này cũng sẽ giúp loại bỏ nguy cơ có tạp chất không mong muốn xuất hiện trong nước.
7. Tôi thấy đơn giản nhất là cắm dương xỉ lá hẹp (Microsorum) lên gỗ trước khi trồng lên các chỗ khác của bể. Tìm 1 chỗ thích hợp và gắn lên bằng dây cước hoặc bông. Dây cước phải được gỡ ra sau khi cây bám rẽ còn bông thi không cần, chúng sẽ tự phân hủy.
8. Tiền cảnh gồm một số cây Crypt wendtii nhỏ và vài cây lớn ngoại trừ E. tenellus.
9. Trung cảnh trồng 1 ít Crypt wendtii lớn và E. tenellus cộng thêm 1 ít Echinodorus spp.
10. Hậu cảnh có Echinodorus spp. cao, 1 ít Vallisneria spp. chúng sẽ vương thằng lên như những lưỡi kiếm lan sát thành bể tạo cảm giác như khu rừng rậm.
11. Tôi chọn 10 cây Lemon và 1o cây Congo tetras. Chúng sẽ bổ sung cho nhau khá độc đáo và phù hợp với bố cục. Cá được mượn từ Maidenhead Aquatics in Crowland, Peterborough.
Factfiles
Tên: Lemon tetra.
Tên khoa học: Hyphessobrycon pulchripinnis.
Nguồn gốc: South America.
Kích thước: 4cm/1.5”.
Điều kiện bể: phải từ 60 x 30 x 30cm/24 x 12 x 12” và có cây thủy sinh.
Điều kiện nước: 24-27°C/75-80°F; pH 6-7.8.
Lưu ý: đây là loại cá nhỏ và đáng yêu màu sắc phù hợp với bể, nên thả từ 5 con trở lên.
Tên khoa học: Hyphessobrycon pulchripinnis.
Nguồn gốc: South America.
Kích thước: 4cm/1.5”.
Điều kiện bể: phải từ 60 x 30 x 30cm/24 x 12 x 12” và có cây thủy sinh.
Điều kiện nước: 24-27°C/75-80°F; pH 6-7.8.
Lưu ý: đây là loại cá nhỏ và đáng yêu màu sắc phù hợp với bể, nên thả từ 5 con trở lên.
Tên: Congo tetra.
Tên khoa học: Phenacogrammus interruptus.
Nguồn gốc: Africa, Congo Democratic Republic.
Kích thước: Up to 10cm/4”.
Điều kiện bể: Minimum 90 x 38 x 38cm/36 x 15 x 15”, preferably larger; moderately to well planted, but with some open spaces for swimming.
Điều kiện nước: 24-27°C/75-80°F; pH6-7.8.
Lưu ý: Loại cá đẹp, sặc sỡ. Dễ cho ăn nhưng cần môi trường nước tốt. Nuôi ít nhất từ 4 con. Con đực vây dài và nhiều màu hơn con cái.
Tên khoa học: Phenacogrammus interruptus.
Nguồn gốc: Africa, Congo Democratic Republic.
Kích thước: Up to 10cm/4”.
Điều kiện bể: Minimum 90 x 38 x 38cm/36 x 15 x 15”, preferably larger; moderately to well planted, but with some open spaces for swimming.
Điều kiện nước: 24-27°C/75-80°F; pH6-7.8.
Lưu ý: Loại cá đẹp, sặc sỡ. Dễ cho ăn nhưng cần môi trường nước tốt. Nuôi ít nhất từ 4 con. Con đực vây dài và nhiều màu hơn con cái.
Tên: Java fern.
Tên khoa học: Microsorum pteropus.
Nguồn góc: South-East Asia.
Cao: To 30cm/12”.
Ánh sáng: Yếu đến trung bình.
Điều kiện nước: 18-30°C/64-86°F không bị ảnh hưởng nhiều bởi tạp chất.
Lưu ý: phát triển chậm, không đòi hỏi điều kiện tốt. Không nên trồng trên bè mặt mà nên buộc trên lũa.
Tên khoa học: Microsorum pteropus.
Nguồn góc: South-East Asia.
Cao: To 30cm/12”.
Ánh sáng: Yếu đến trung bình.
Điều kiện nước: 18-30°C/64-86°F không bị ảnh hưởng nhiều bởi tạp chất.
Lưu ý: phát triển chậm, không đòi hỏi điều kiện tốt. Không nên trồng trên bè mặt mà nên buộc trên lũa.
Nguồn: http://www.practicalfishkeeping.co.uk/Dịch: thanhnguyen
0 nhận xét :