Cơ bản set up bể Naturaquarium-ADA

Chiếc bể nhỏ 60 x 30 x 36 là tương đối lý tưởng cho người mới chơi bể Naturaquarium. Bể không quá lớn, nhưng đủ lớn để sau này có thể hoạt động vững vàng
Lớp nền dưới cùng trải bởi vật liệu xốp, có sẵn vi sinh và phân bón(phân nền). Vật liệu được trải mỏng khoảng 1cm đều khắp nền.





Tiếp đến là sỏi nhỏ, rửa kỹ với nước sạch, trải lên trên lớp phân nền, cao lên từ trước đến sau. Phía trước khoảng 6, phía sau khoảng 12cm.



Vật trang trí phải được bố trí tự nhiên, đồng thời tuân theo những yêu cầu mỹ thuật. Vì vậy hòn đá lớn phía trước không đặt ở chính giữa, và hai hòn nhỏ hơn phía sau hướng quan sát của người xem sang bên cạnh.

Khi cho nước vào chú ý không làm nền thay đổi, có thể gắn vật hỗ trợ vào đầu ống xả, hoặc lót một chiếc đĩa bên dưới
Trước tiên chỉ cho nước ngập một phần tư bể.



Vật dụng thích hợp sẽ làm việc set up nhẹ nhàng hơn.

Moos được buộc lên đá bởi cước nylon, có thể tháo ra sau này. Cũng có dây bằng sợi bông hủy tự nhiên mà không ảnh hưởng đến chất lượng nước



Anubias nana là loại xòe ngang, thích bám chắc vào đá, lũa, nên phần rễ được gài vào dưới đá.

Echinodorus tenellus được trồng ở cánh bể với panh dài. Khi cắm cây nên bắt đầu từ một bên và đi qua phía bên kia





Cây cắm cần được rải sẵn sao cho luôn nằm trong tầm với tay trái, Không để tay phải-tay cắm cây phải di chuyển khỏi bể. Rút ngắn được thời gian cắm nếu không có động tác thừa.



Sau khi cắm những cây chủ đạo và những cây nhỏ phủ nền, nâng mực nước lên nửa bể. Nhờ vậy kiểm tra được cây đã bám chặt hay bị nổi lên trên cần cắm lại, qua đó cũng nhìn ra, bổ xung được những khoảng hở bị che bởi lá cây dài không thấy được khi mực nước còn thấp.



Glossostigma elatinoides, loại chân trâu rất nhỏ. Cắm chúng cũng là cả một nghệ thuật. Khi cắm từng ba cây một, sẽ bám chắc vào nền hơn.




Rotala macrandra sp. - Lagarosiphon madagascariensis

Những cây mầu đỏ được cắm sau cùng. Cạnh đó cần tôn trọng tuyệt đối quy tắc điểm vàng để có được sức hút lôi cuốn của bể. Điểm nhấn tạo bởi hai hòn đá phía sau, sau mỗi hòn cắm một bụi Rotala. Theo cách này, những điểm mạnh phía sau tiếp tục được hỗ trợ thêm nữa.
Bên phải là Rotala macrandra, bên trái Rotala wallichii, giữa cắm Rotala rotundifolia.




Khi bố trí gam mầu, chú ý không cắm cạnh nhau những cây đỏ có độ lớn tuy khác nhau nhưng gần giống mầu, hiệu quả sẽ bị giảm, điều không mong muốn. Ngược lại, cắm trực tiếp cạnh những mảng xanh để tăng hiệu ứng thị giác mạnh hơn.



Bụi Rotala trước khi cắm phải cắt bỏ đoạn dưới, vì chúng sẽ rụng mất lá ở khoảng đó, xấu đi. Sau khi cắt ngắn bớt, cắm những cây ngắn phía trước, cây dài phía sau.

Bây giờ cho nước vào đầy bể, cắt những cây Eleocharis acicularis ngắn còn khoảng 3cm, ở độ dài này chúng đỡ nhiễm rêu hơn. Không cắt những cây quanh phạm vi đá để chúng còn hứng được ánh sáng.
Sau đó vớt những mẩu cây nổi trên mặt nước sau khi cắt





Một phần ba tầng dưới trong máy lọc chứa vật liệu xốp (zeolith, nham thạch...v.v). Phần trên còn lại chứa than hoạt tính chất lượng tốt, chứa trong túi mỏng để dễ thay. Trên cùng là lớp mỏng bông lọc.
Đầu hút và đầu xả của máy lọc bố trí cùng một bên thành bể, tạo dòng nước chuyển động khắp bể. Tốt nhất ở một góc sau của bể.







Lượng CO2 cần thiết trong bể có thể kiểm tra qua đo pH-KH và quan sát mức tăng trưởng của cây. Quy tắc thông thường cho bể mới là 1 giọt/s, cho bể đã ổn định từ 2-3 giọt/s



Do hệ sinh thái của bể chưa ổn định, trong tuần đầu tiên có thể rêu bùng phát dữ dội. Đây là điều bình thường, không có gì tồi tệ cả. Bạn có thể trực tiếp diệt rêu hoặc gián tiếp qua dùng các động vật TS. Mục đích là không bao giờ sử dụng thuốc, những chất hóa học để diệt rêu.





Ngay khi bể vừa hoạt động, người ta thả khoảng 30 con tép Yamatonuma, cộng thêm một bầy khoảng ít nhất 6 con Otocinclus để diệt rêu trên lá. Chúng sẽ diệt rêu rất hiệu quả





Trong thời kỳ đầu này, bạn cần phải hỗ trợ thêm cho những động vật TS diệt rêu: hút những chỗ rêu dầy khi thay nước. Đương nhiên cần chú ý không hút cá tép ra theo. Tránh dùng ốc để diệt rêu, tuy chúng có gặm rêu, nhưng đồng thời cũng gặm luôn cả những lá cây mềm trong bể


Sau tuần đầu, giai đoạn diệt rêu coi như kết thúc. Bể bắt đầu thành hình, trở nên quyến rũ hơn. Nếu rêu vẫn tiếp tục phát triển, những giải pháp ban đầu không hiệu quả, có khả năng chất dinh dưỡng thừa bị đưa vào cùng nguồn nước. Khi đó phải tăng số lượng động vật TS diệt rêu lên gấp đôi. Đồng thời có thể bổ xung thêm Crossocheilus siamensis, Ancistrus dolichopterus. Bạn nên chọn những con còn nhỏ, chúng diệt rêu tốt hơn. Ngoài ra giảm hoặc tắt hẳn ánh sáng và CO2. Tất nhiên không được tắt đèn lâu hơn ba ngày.


Sau khi xong giai đoạn diệt rêu, giảm số lượng những động vật này xuống mức bình thường. Do không để chúng xem cây trong bể như nguồn thức ăn phụ, và nhường chỗ cho cá sẽ thả vào sau.





Chiếc bể mới đã trở nên lộng lẫy, cây cối phát triển trông thấy. Trên kính bám những lớp rêu xanh nhạt. Loại rêu này là dấu hiệu cho thấy chất lượng nước tốt, hệ sinh thái bắt đầu đi vào ổn định, vì chúng chỉ hiện diện trong môi trường nước sạch. Nhưng chúng làm xấu đi diện mạo của bể, cản trở người ngắm. Bạn có thể cạo đi bằng những dụng cụ thích hợp. Trong lúc cạo chú ý không làm kính bị trầy xước.

Lần chăm sóc bể chính thức đầu tiên bắt đầu. Lá đóng rêu, lá hỏng được cắt bỏ. Nước được thay một phần ba. Kiểm tra các chỉ số của nước, Nitrit(NO2), Phosphat(PO4) không được phép hiện diện. Đây là những chất độc sinh ra từ quá trình phân hủy rêu, lá chết, cũng như từ quá trình trao đổi chất của cá, tép. Khi đo được những chất này, cần thay nước thường xuyên hơn. Sau giai đoạn khởi động của bể, hệ vi sinh sẽ đảm nhận phần lớn chức năng này. Cuối cùng, sự tăng trưởng khỏe mạnh của cây vẫn là đảm bảo chắc chắn nhất cho nước có chất lượng.
Sử dụng chất xử lý nước để trung hòa Chlor và những chất có hại cho cây , cá. Nếu nguồn nước cứng, phải thay bằng nguồn mềm hơn. Tốt nhất sử dụng dàn lọc Osmosis, khi đó không cần đến chất xử lý nước nữa.





Khi hệ cân bằng sinh thái sau hai tuần đã hoàn chỉnh, có thể thả cá vào. Trước hết bạn nên lập trước một danh sách cá sẽ nuôi. Qua đó bạn sẽ thấy rằng danh sách này thường quá dài, phải điều chỉnh bớt. Nếu bể xuất hiện ốc, bạn nên thả thêm một đôi Phượng hoàng Phi châu( Anomalochromis thomasi), chúng còn được diệt cả sán và thủy tức cho bể.

Đây là những việc làm cho tuần thứ 3:
1. Cắt tỉa bớt những cây thân dài
2. Cạo rêu xanh bám trên kính
3. Giảm số lượng tép và cá diệt rêu (còn khoảng 20)
4. Thay nước
5. Thả cá mới





]

Như thiên nga mới ngày nào còn là chú vịt con xấu xí, chiếc bể trở thành kỳ quan mà mỗi "nhíp sĩ" đều có thể tự hào mời mọi người cùng thưởng thức. Những chi tiết hỗ trợ có thể điều chỉnh cố định cho lâu dài.

-Thời gian chiếu sáng được đặt tối thiểu mười giờ mỗi ngày.
-CO2 ở mức 2-3 giọt một giây
-Tốt nhất có bộ đo pH thường trực, không trên pH 7,2 và không dưới pH 6,6. Thích hợp hơn cả khi pH ở khoảng 6,8 đến 7,0
Đã đến lúc dùng phân hỗ trợ sau mỗi lần thay nước. Cây hút từ từ phân trong nền và nhiều loại chỉ mọc dưới nước nhận dinh dưỡng không qua rễ, mà qua mặt lá. Vì vậy cần bổ xung những loại phân tan trong nước(phân nước).




Trích từ cuốn "Naturaquarien"-Takashi Amano, chỉnh sửa chuyên môn bởi Dr. rer. nat. Jürgen Schmid, Ruhmannsfelden..
Trích từ aquabird.
Dịch và trình bày : Anh MIG29.


0 nhận xét :