Cá vàng Ranchu

Cá Ranchu là một dòng cá vàng không có vây lưng, có thân hình trứng là dòng cá được lai tạo phát triển từ dòng cá Lan Thọ. Cá có khả năng bơi lội khoan thai, cử động nhẹ nhàng và duyên dáng cộng với thân hình đáng yêu nên cá Ranchu là loài cá vàng được ưa chuộng nhất ở Việt Nam cũng như trên Thế giới.
1. Nguồn gốc
– Cá vàng ranchu có nguồn gốc từ Nhật Bản, và là dòng cá phát triển từ dòng lan thọ. Từ cá lan thọ, các nhà lai tạo Nhật Bản đã lai tạo ra cá ranchu như chúng ta thấy ngày nay. Trong các sách về cá vàng xuất bản ở Mỹ khoảng thời gian từ giữa cho đến cuối thế kỷ 20, lan thọ và ranchu được xem như là một dòng cá. Trên thực tế, ranchu là một dòng cá vàng hoàn toàn khác biệt với lan thọ.
Ca vang lan tho



ca vang ranchu den
– Giống như lan thọ, cá vàng ranchu cũng không có vây lưng và có bướu trên đầu. Ranchu khác với lan thọ ở chỗ bướu trên đầu phát triển vừa phải và phần lưng ở gốc đuôi cong hơn. Hơn nữa, thân hình cá ranchu không thẳng mà tròn trịa hơn so với lan thọ. Sau cùng, bướu ở ranchu tuy không to bằng lan thọ nhưng lại được người Nhật phát triển theo một tiêu chuẩn nhất định, khiến đầu ranchu có hình dạng rất đặc trưng.
– Ở Nhật Bản, có nhiều nhóm phát triển và lai tạo cá ranchu nhưng thành viên rất chọn lọc và chỉ được gia nhập thông qua hình thức giới thiệu. Tất cả mọi thành viên sẽ bầu chọn thành viên mới và chỉ cần một phiếu chống trong vài trăm thành viên cũng đủ ngăn cản thành viên mới nhập hội. Cá ranchu được xem là đỉnh cao của nghệ thuật nuôi dưỡng cá vàng ở Nhật Bản. Ranchu được xem là dòng cá quý, vừa thanh lịch vừa mạnh mẽ.


2. Đặc điểm hình thái
– Cá ranchu có thân ngắn, tròn và không có vây lưng. Độ rộng thân từ 5/8 – 3/4 chiều dài thân. Sống lưng hơi cong và đột ngột quặp xuống ở gốc đuôi. Khi quan sát từ bên trên, sống lưng và gốc đuôi phải thật to và gốc đuôi không nên quá dài. Nếu đuôi là dạng đuôi kép thì các phần đuôi phải tách biệt trên 25%, bằng không phải hoàn toàn dính liền. Chiều dài đuôi bằng 1/4 đến 3/8 chiều dài thân, các thùy đuôi phải tròn và hơi nhô. Vây ngực và vây bụng nên ngắn và tròn tương ứng với đuôi. Vây hậu môn có hai thùy, hình dạng tương ứng với đuôi, vây ngực và vây bụng. Điểm đặc trưng của dòng cá này đó là các bướu nhỏ nổi lên một cách đều đặn trên đầu, mặt và nắp mang, và độ cong tại điểm nối giữa gốc đuôi và đuôi. Có hai loại vảy là ánh kim và bán kim. Vảy ánh kim gồm cam, đỏ-trắng, đen, xanh dương, đồng thau và trắng. Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc và vải hoa (có hay không có các đốm). 

– Bướu trên đầu ranchu là một trong những đặc điểm chính và có thể chia thành ba vùng: đỉnh đầu, mặt và nắp mang. Bướu trên cả ba vùng phải phát triển đều và cân xứng. Người Nhật đánh giá cá vàng ranchu bằng cách quan sát từ trên xuống. Khi nhìn xuống, đầu cá phải càng vuông vức càng tốt.
– Không chỉ đầu cá vuông vức mà bướu ở các phần khác như đỉnh đầu, mặt và nắp mang cũng rất phát triển nhưng không to quá mức.



– Ngoài đầu bướu, ranchu còn có phần lưng độc đáo. Lưng cá ranchu hơi cong ở phần trước gốc đuôi rồi đột ngột cụp vào ở gốc đuôi. Gốc đuôi rất to để hỗ trợ lưng và đuôi. Gốc đuôi rất to là đặc điểm độc đáo của ranchu và có thể được áp dụng để phân biệt với lan thọ. Hình dưới đây mô tả một con ranchu có gốc đuôi cực to khi nhìn từ bên trên.
– Vây hậu môn có hai thùy và đuôi nên nhô ra. Độ nhô từ 25 – 75% chiều dài đuôi nhưng miễn sao phải vừa mắt chớ không nên cố tuân theo một con số cụ thể. Độ nhô ở đuôi quyết định khả năng bơi của cá. Nếu độ nhô dưới 25%, đuôi cá sẽ rủ xuống và cá sẽ bơi lúc lắc sang hai bên. Nếu độ nhô trên 75%, đuôi sẽ xòe quá rộng khiến cá bị trĩu xuống khi bơi. Đuôi phân tách trên 50% sẽ khiến cá bơi tốt nhất. John Parker quan sát thấy nếu chóp đuôi nhô ra khỏi đường cong của lưng, cá vẫn bơi lội không thăng bằng. Lưu ý rằng các thùy vây ở cá ranchu tròn hơn so với lan thọ. Thân cá nên tròn trịa và không thuôn dài. Thân dài được xem là kém chất lượng hay cá bị lai với lan thọ. 

– Cá ranchu có đủ loại màu sắc ở cá vàng mặc dù màu vải hoa rất hiếm, có một dòng ranchu màu vải hoa gọi là edonishiki. Trên thực tế, hầu hết cá ranchu màu đỏ, đỏ-trắng và đen. Ranchu có thể lớn đến 20 – 25 cm mặc dù kích thước cá trưởng thành 12 – 15 cm là phổ biến.
3. Cách nuôi dưỡng và chăm sóc
Cá Ranchu tương đối khỏe mạnh ít mắc các bệnh tật để chăm sóc cá đẹp bạn cần chú ý một số điểm sau :
+ Giống :
Bạn phải chọn các con cá giống khỏe mạnh nhanh nhẹn không xây sát , không mắc các bệnh có thể lây truyền không có các dị tật bẩm sinh, thân hình cân đối không có lỗi,chọn cá giống để nuôi khi biết rõ nguồn gốc cá bố mẹ là tốt nhất
+ Cho cá ăn
Thức ăn cho cá vàng có nhiều loại khác nhau chẳng hạn như dạng viên và dạng mảnh. Loại viên chìm chậm rất tốt cho ca canh vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Chỉ nên thả lượng thức ăn cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Bạn nên cho loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển ăn khoảng 2-3 lần một ngày, còn loại cá vàng lớn tuổi hơn chỉ một lần một ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của cá kiểng thêm giun sống và tôm (loại có sẵn từ các cửa hàng cá cảnh).
+Thay nước cho bể cá
Cá vàng Ranchu sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh nếu được sống trong môi trường nước an toàn sạch sẽ và không có các mầm mống bệnh. Bạn nên thay nước và làm sạch bể cá kiểng thường xuyên. Nhưng mỗi lần bạn chỉ nên thay một phần nước để cá dễ dáng thích nghi được với môi trường sống mới
+: Khi cá bị bệnh
Như bất kì loại ca canh khác, cá vàng cũng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kỳ nào thay đổi trong hành vi hay ánh mắt của chúng. Đây có thể là những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh đốm trắng và bệnh nấm. Hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Khi cho thuốc vào bể ca kieng, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Đôi khi phải cách ly con cá vàng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.
Mặc dù cá vàng là loại ca canh khá đơn giản nhưng chúng cần được chăm sóc cẩn thận và chú ý trang trí bên trong cho đẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán cá cảnh, sách hướng dẫn hay những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm để được tư vấn khi cần.
+ Cách phòng bệnh
Cách chữa bệnh tốt nhất là phòng bệnh cho cá bằng cách giữ môi trường nước luôn sạch sẽ để tránh các mầm bệnh lây truyền từ nguồn nước vào cơ thể của cá như bệnh nấm , bệnh thối mang thối vây, bệnh trùng mỏ leo , trùng bánh xe ….
Có chế độ ăn cho cá đủ chất đạm chất xơ và chất béo cân bằng để cá khỏe mạnh có sức đề kháng tốt để chống lại các bệnh tật có thể xâm nhập vào cá
Cá mới mua về không nên thả chung với cá cũ bạn nên thả riêng ra bể dưỡng cá để theo dõi cá xem có mầm bệnh gì lây truyền không và cũng để khủ nguồn bệnh cho cá bằng cách cho nước muối , xanh metynel hay một số các loại thuốc sát khuẩn khác . 
Nguồn: Sưu tầm.

0 nhận xét :