Các thiết bị thường dùng trong bể thủy sinh
Dvaqua xin giới thiệu bài sưu tầm tổng hợp các thiết bị thường dùng trong bể thủy sinh nhằm tích góp làm kinh nghiệm cho bản thân và các bạn mới có niềm đam mê thủy sinh.
Lọc nước đặt bên ngoài (external filter)
Diễn giải : Cho dù thiết kế hầm hố cỡ nào , lọc nước đặt bên ngoài cũng có những nguyên lý như nhau
a: Đặt bên ngoài bể, luôn có 2 đường ống dẫn nước hút từ bể vào lọc và bơm từ lọc vào bể, công suất lọc từ vài chục lít nước đến hàng ngàn lít nước mỗi giờ
b: Tùy theo các hãng sản xuất mà hơi khác nhau về vị trí các lớp lọc nhưng nguyên lý chung là: Nước được hút từ bể thủy sinh xuống thẳng đáy bộ lọc. Sau đó được bơm từ dưới lên trên qua từng lớp như hình vẽ bên trên để vào lại bể thủy sinh.
CẤU TẠO:
1: Sứ hay gốm
2: (2,2a,2b) Miếng xốp
3: Những viên nhựa rỗng, có khía cạnh
4: Than hoạt tính (thường ko cần dùng lâu cho bể thủy sinh)
5: Miếng bông lọc trên cùng.
Nhận xét chủ quan : tổng thể trong hồ ko chiếm diện tích, nhìn rất thẩm mỹ. Hoạt động tuyệt vời, nước cực trong. Nhưng giá thường hơi cao. Tùy loại mà giá từ 500k cho đến vài ngàn USD.
Lọc ngoài ở VN hiện đang có 4 loại thịnh hành nhất là :
Từ rẻ đến mắc :
Jebo :
Có 3 loại là 825 (6-8 tấc), 828 (1m-1m2), 829(1m2 - 1m5)
Atman:
Là dòng máy bơm tiêu thụ điện năng thấp, Tiếng ồn thấp, chi phí rẻ. Mẫu mã bơm Atman rất đa dạng, nhiều lựa chọn về công suất. Kiểu dáng nhỏ gọn lắp đặt và sử dụng thuận tiện
Atman/Ultrajet EF1(3335)
600 L/H - dùng cho hồ 225 L
Atman/Ultrajet EF2(3336)
800 L/H - dùng cho hồ 380 L
Atman/Ultrajet EF3(3337)
1000 L/H - dùng cho hồ 500 L
Atman/Ultrajet EF4(3338)
1200 L/H - dùng cho hồ 675 L
EheiM
1 trong những loại lọc ngoài mắc nhất ở VN,cùng hãng với Jager,ai chơi cá rồng chắc thể nào cũng đã từng nghe cái tên nà, còn về chất lượng thì khỏi lo. Nó đang đứng đầu trong các loại lọc trên Thế giới hiện nay.
Là hãng bơm nổi tiếng trên thế giới, do Đức sản xuất. Công suất tiêu thụ điện năng thấp, lưu lượng bơm đa dạng. Bơm EHEIM rất bền, hoạt động êm, an toàn. Mẫu mã đa dạng, phù hợp cho các kích thước bể khác nhau
Loại lọc này dc chia làm rất nhiều dòng :
Ecco,Classic,Professional,Professional 2,professional 3,thermofilter,wet/dry và mới ra mắt là professional 3e
Lọc nước đặt bên trong Bể (internal filter)
Diễn giải: Lọc đặt chìm dưới nước bên trong bể thủy sinh.
Nguyên lý hoạt động: nước được hút phía dưới máy lọc, qua 1 hoặc nhiều ngân lọc xốp rồi được bơm trả lại bể. Lọc này nhỏ nên các lớp lọc hầu như ko phát huy hết tác dụng
Nhận xét chủ quan: Hoạt động tương đối ổn, bù lại giá rẻ, ai cũng mua được. Nhưng chiếm chỗ trong bể gây mất mỹ quan chung.
Hệ thống ánh sáng: (lighting system)
Diễn giải : Là những thiết bị mang ánh sáng cho hồ TS và cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của cây và rong trong bể thủy sinh. Có quá nhiều sự lựa chọn về hệ thống ánh sáng, thường là sử dụng bóng đèn tuýp gia dụng (miễn sao thông số ánh sáng đạt từ 6000k - 10.000k). Có thể dùng đèn Metal Halide (tuy nhiên loại này sinh nhiệt rất nóng và giá thành cao nhưng bù lại bể trông lung linh óng ánh rất nature)
Nhận xét chủ quan: Đèn phát ánh sáng màu trắng thì trông bể càng đẹp (thường có ở các loại Atman, Jebo), màu ánh vàng nhạt thì trông tự nhiên vì giống màu nắng (thường có các hiệu Oket - Osram - Sylvana, ..., thêm màu hồng thì sẽ tạo các cây đỏ có màu bắt mắt hơn chứ ko có tác dụng về sự phát triển.
Hệ thống CO2 (Co2 system)
Diễn giải : Là hệ thống cung cấp khí Co2, rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối , rong rêu ở trong bể thủy sinh. Rất nhiều lựa chọn bởi rất nhiều hãng làm nhưng nguyên lý hoạt động gần như nhau . Khí Co2 được nén trong bình H, đưa ra ngoài qua van giảm áp A qua rơ le điện B qua van tinh chỉnh C qua tiếp van 1 chiều D vào bộ đếm giọt E rồi vào bộ trộn F (đặt chìm trong bể) Cái bộ G đo và chỉnh độ PH/Co2 đặt bên ngoài
Nhận xét chủ quan: Khi có CO2 cây phát triển rất tốt, màu xanh mướt, nếu đủ sáng cây nhả bọt khí (gọi là cây thở) nhìn sướng mắt luôn. Nếu mua chính hãng toàn bộ hệ thống trên thì đau đầu vì tiền luôn, có thể mua bình CO2 tại các tiệm PCCC và gắn van giảm áp vào là xài Oki
Đo nhiệt độ (Thermometer)
Diễn giải: Thiết bị dùng để đo nhiệt độ của bể thủy sinh. Có rất nhiều hình dáng, nhưng nói chung là chia làm 3 loại:
1- Mỏng dính , dán thẳng vào thành bể trong hoặc ngoài cũng được
2- Như cặp nhiệt độ bình thường đặt chìm trong bể
3- Thiết bị đo nhiệt độ điện tử đặt chìm trong bể
Nhận xét chủ quan: Độ chuẩn tăng dần theo thứ tự từ 1 - 3. Tuy nhiên số 3 thì hơi đau túi một chút. Nói chung số 2 là ngon rồi. Bởi nhiệt độ cho phép dao động cũng tương đối lớn.
Thiết bị làm mát nước (Aquarium Chillers)
Diễn giải: Thiết bị làm mát nước này hoạt động như 1 chiếc tủ lạnh nhỏ. Nước từ bể chảy qua thiết bị này được làm mát rồi bơm trở lại bể. Chúng ta có thể dễ dàng chỉnh nhiệt độ chính xác qua màn hình điện tử.
Nhận xét chủ quan: Quá tuyệt vời cho những nơi có khí hậu nóng bức. Nhưng giá cao và ... tốn điện
Thiết bị CO2 (Diffuser) và Trộn khí CO2 (Reactor)
Diễn giải: Thiết bị nhả khí CO2 (Diffuser) : khi khí CO2 qua ống dẫn vào bể được dẫn qua thiết bị này thì CO2 sẽ biến thành những bọt khí cực nhỏ, nếu đặt vào dòng nước thổi của máy lọc thì nó sẽ chạy tung tăng khắp bể, bám vào cây cối rồi tan dần vào nước. Những cũng có một số bọt khí nổi lên trên mặt nước nên cũng hơi lãng phí CO2.
Thiết bị Trộn khí CO2 (Reactor) là thiết bị đặt chìm trong nước, khi khí CO2 được dẫn qua thiết bị này sẽ được trộn kỹ , không phí bất cứ 1 giọt nào.
Nhận xét chủ quan: Cái thằng tốt thì bao giờ cũng đắt, nên lục tung diễn đàn này lên tự làm lấy 1 cái Reactor tốt , bền ,đẹp ,rẻ.
Kiểm tra độ pH của nước (pH indicator, pH tester)
Diễn giải: Loại ở hàng trên là giấy kiểm tra độ pH của nước. Lây nước ra, nhúng giấy vào , giấy sẽ đổi màu. So với bảng màu chuẩn để biết chính xác độ pH là bao nhiêu. (Không dành cho những người loạn thị)
Loại ở hàng dưới là hàng điện tử, chỉ cần lấy nước ra, nhúng 1 cực điện vào , trên màn hình sẽ hiện độ pH.
Nhận xét chủ quan: Dùng bằng giấy, xé nhỏ ra làm 3-4-5 , thế là dùng được gấp 3-4-5 thời gian so với quy định. Loại điện tử , nghe đâu khoảng một vài trăm USD. Ngoài ra có bán dung dịch Test giá cũng tương đối nhưng ko chính xác tuyệt đối.
Lọc nước đặt bên ngoài (external filter)
a: Đặt bên ngoài bể, luôn có 2 đường ống dẫn nước hút từ bể vào lọc và bơm từ lọc vào bể, công suất lọc từ vài chục lít nước đến hàng ngàn lít nước mỗi giờ
b: Tùy theo các hãng sản xuất mà hơi khác nhau về vị trí các lớp lọc nhưng nguyên lý chung là: Nước được hút từ bể thủy sinh xuống thẳng đáy bộ lọc. Sau đó được bơm từ dưới lên trên qua từng lớp như hình vẽ bên trên để vào lại bể thủy sinh.
CẤU TẠO:
1: Sứ hay gốm
2: (2,2a,2b) Miếng xốp
3: Những viên nhựa rỗng, có khía cạnh
4: Than hoạt tính (thường ko cần dùng lâu cho bể thủy sinh)
5: Miếng bông lọc trên cùng.
Nhận xét chủ quan : tổng thể trong hồ ko chiếm diện tích, nhìn rất thẩm mỹ. Hoạt động tuyệt vời, nước cực trong. Nhưng giá thường hơi cao. Tùy loại mà giá từ 500k cho đến vài ngàn USD.
Lọc ngoài ở VN hiện đang có 4 loại thịnh hành nhất là :
Từ rẻ đến mắc :
Jebo :
Có 3 loại là 825 (6-8 tấc), 828 (1m-1m2), 829(1m2 - 1m5)
Atman:
Là dòng máy bơm tiêu thụ điện năng thấp, Tiếng ồn thấp, chi phí rẻ. Mẫu mã bơm Atman rất đa dạng, nhiều lựa chọn về công suất. Kiểu dáng nhỏ gọn lắp đặt và sử dụng thuận tiện
Atman/Ultrajet EF1(3335)
600 L/H - dùng cho hồ 225 L
Atman/Ultrajet EF2(3336)
800 L/H - dùng cho hồ 380 L
Atman/Ultrajet EF3(3337)
1000 L/H - dùng cho hồ 500 L
Atman/Ultrajet EF4(3338)
1200 L/H - dùng cho hồ 675 L
EheiM
1 trong những loại lọc ngoài mắc nhất ở VN,cùng hãng với Jager,ai chơi cá rồng chắc thể nào cũng đã từng nghe cái tên nà, còn về chất lượng thì khỏi lo. Nó đang đứng đầu trong các loại lọc trên Thế giới hiện nay.
Là hãng bơm nổi tiếng trên thế giới, do Đức sản xuất. Công suất tiêu thụ điện năng thấp, lưu lượng bơm đa dạng. Bơm EHEIM rất bền, hoạt động êm, an toàn. Mẫu mã đa dạng, phù hợp cho các kích thước bể khác nhau
Loại lọc này dc chia làm rất nhiều dòng :
Ecco,Classic,Professional,Professional 2,professional 3,thermofilter,wet/dry và mới ra mắt là professional 3e
Lọc nước đặt bên trong Bể (internal filter)
Diễn giải: Lọc đặt chìm dưới nước bên trong bể thủy sinh.
Nguyên lý hoạt động: nước được hút phía dưới máy lọc, qua 1 hoặc nhiều ngân lọc xốp rồi được bơm trả lại bể. Lọc này nhỏ nên các lớp lọc hầu như ko phát huy hết tác dụng
Nhận xét chủ quan: Hoạt động tương đối ổn, bù lại giá rẻ, ai cũng mua được. Nhưng chiếm chỗ trong bể gây mất mỹ quan chung.
Hệ thống ánh sáng: (lighting system)
Diễn giải : Là những thiết bị mang ánh sáng cho hồ TS và cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của cây và rong trong bể thủy sinh. Có quá nhiều sự lựa chọn về hệ thống ánh sáng, thường là sử dụng bóng đèn tuýp gia dụng (miễn sao thông số ánh sáng đạt từ 6000k - 10.000k). Có thể dùng đèn Metal Halide (tuy nhiên loại này sinh nhiệt rất nóng và giá thành cao nhưng bù lại bể trông lung linh óng ánh rất nature)
Nhận xét chủ quan: Đèn phát ánh sáng màu trắng thì trông bể càng đẹp (thường có ở các loại Atman, Jebo), màu ánh vàng nhạt thì trông tự nhiên vì giống màu nắng (thường có các hiệu Oket - Osram - Sylvana, ..., thêm màu hồng thì sẽ tạo các cây đỏ có màu bắt mắt hơn chứ ko có tác dụng về sự phát triển.
Hệ thống CO2 (Co2 system)
Diễn giải : Là hệ thống cung cấp khí Co2, rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối , rong rêu ở trong bể thủy sinh. Rất nhiều lựa chọn bởi rất nhiều hãng làm nhưng nguyên lý hoạt động gần như nhau . Khí Co2 được nén trong bình H, đưa ra ngoài qua van giảm áp A qua rơ le điện B qua van tinh chỉnh C qua tiếp van 1 chiều D vào bộ đếm giọt E rồi vào bộ trộn F (đặt chìm trong bể) Cái bộ G đo và chỉnh độ PH/Co2 đặt bên ngoài
Nhận xét chủ quan: Khi có CO2 cây phát triển rất tốt, màu xanh mướt, nếu đủ sáng cây nhả bọt khí (gọi là cây thở) nhìn sướng mắt luôn. Nếu mua chính hãng toàn bộ hệ thống trên thì đau đầu vì tiền luôn, có thể mua bình CO2 tại các tiệm PCCC và gắn van giảm áp vào là xài Oki
Đo nhiệt độ (Thermometer)
Diễn giải: Thiết bị dùng để đo nhiệt độ của bể thủy sinh. Có rất nhiều hình dáng, nhưng nói chung là chia làm 3 loại:
1- Mỏng dính , dán thẳng vào thành bể trong hoặc ngoài cũng được
2- Như cặp nhiệt độ bình thường đặt chìm trong bể
3- Thiết bị đo nhiệt độ điện tử đặt chìm trong bể
Nhận xét chủ quan: Độ chuẩn tăng dần theo thứ tự từ 1 - 3. Tuy nhiên số 3 thì hơi đau túi một chút. Nói chung số 2 là ngon rồi. Bởi nhiệt độ cho phép dao động cũng tương đối lớn.
Thiết bị làm mát nước (Aquarium Chillers)
Diễn giải: Thiết bị làm mát nước này hoạt động như 1 chiếc tủ lạnh nhỏ. Nước từ bể chảy qua thiết bị này được làm mát rồi bơm trở lại bể. Chúng ta có thể dễ dàng chỉnh nhiệt độ chính xác qua màn hình điện tử.
Nhận xét chủ quan: Quá tuyệt vời cho những nơi có khí hậu nóng bức. Nhưng giá cao và ... tốn điện
Thiết bị CO2 (Diffuser) và Trộn khí CO2 (Reactor)
Diễn giải: Thiết bị nhả khí CO2 (Diffuser) : khi khí CO2 qua ống dẫn vào bể được dẫn qua thiết bị này thì CO2 sẽ biến thành những bọt khí cực nhỏ, nếu đặt vào dòng nước thổi của máy lọc thì nó sẽ chạy tung tăng khắp bể, bám vào cây cối rồi tan dần vào nước. Những cũng có một số bọt khí nổi lên trên mặt nước nên cũng hơi lãng phí CO2.
Thiết bị Trộn khí CO2 (Reactor) là thiết bị đặt chìm trong nước, khi khí CO2 được dẫn qua thiết bị này sẽ được trộn kỹ , không phí bất cứ 1 giọt nào.
Nhận xét chủ quan: Cái thằng tốt thì bao giờ cũng đắt, nên lục tung diễn đàn này lên tự làm lấy 1 cái Reactor tốt , bền ,đẹp ,rẻ.
Kiểm tra độ pH của nước (pH indicator, pH tester)
Diễn giải: Loại ở hàng trên là giấy kiểm tra độ pH của nước. Lây nước ra, nhúng giấy vào , giấy sẽ đổi màu. So với bảng màu chuẩn để biết chính xác độ pH là bao nhiêu. (Không dành cho những người loạn thị)
Loại ở hàng dưới là hàng điện tử, chỉ cần lấy nước ra, nhúng 1 cực điện vào , trên màn hình sẽ hiện độ pH.
Nhận xét chủ quan: Dùng bằng giấy, xé nhỏ ra làm 3-4-5 , thế là dùng được gấp 3-4-5 thời gian so với quy định. Loại điện tử , nghe đâu khoảng một vài trăm USD. Ngoài ra có bán dung dịch Test giá cũng tương đối nhưng ko chính xác tuyệt đối.
(trích: bài được tổng hợp nhiều nguồn để tích góp làm kinh nghiệm từ ABV)
Nguồn: diendancacanh
0 nhận xét :