Tổng quan về lớp chất nền và dưỡng chất
Một bài dịch công phu và rất dài được dvaqua sưu tầm từ diễn đàn chim, cá cảnh Aquabird.com.vn. Người dịch là thành viên có nick archpad. Những kiến thức tưởng chừng như rất cơ bản nhưng không phải ai cũng có thể biết và hiểu hết được, dù ở thời điểm nào thì đây cũng luôn là một tài liệu có ích cho cả người mới chơi hay những người đầy kinh nghiệm.
Đây là bài viết được đưa trên mạng từ đầu những năm 2000 - 2002, nếu Tôi nhớ không nhầm là của tác giả Jamie S.Johnson. Xin được giới thiệu để mọi người cùng tham khảo.
Đây là bài viết được đưa trên mạng từ đầu những năm 2000 - 2002, nếu Tôi nhớ không nhầm là của tác giả Jamie S.Johnson. Xin được giới thiệu để mọi người cùng tham khảo.
TỔNG QUAN CHUNG
Có một phạm vi rất rộng lớn các loại chất liệu và phương pháp đã được sử dụng cho các lớp chất nền của bể thuỷ sinh. Quá trình hình thành và sự tác động qua lại lẫn nhau xảy ra bên trong lớp chất nền là rất phức tạp. Trong khi ở một vài khía cạnh nào đó đã được hiểu rõ, thì chúng ta có thể thảo luận về những quá trình sinh học này chỉ bằng những thuật ngữ chung nhất mà thôi. Tôi muốn trình bày một bản nghiên cứu hoàn chỉnh một cách tương đối về những kỹ thuật làm lớp chất nền cho bể thuỷ sinh trên cơ sở nêu ra một số lợi ích (có chủ định) của từng kỹ thuật và dẫn giải về những kỹ thuật đó để người đọc có thể có được những ích lợi về những ý kiến đánh giá được nêu ra ở đây.
Tôi tin rằng có quá nhiều thông tin đã được bỏ qua mà không có sự nhìn nhận, xem xét kỹ. Trong việc đưa ra những ý kiến đánh giá như vậy, điều chắc chắn xảy ra đó là chúng sẽ bị tác động bởi những đánh giá mang tính cá nhân. Xin được nhấn mạnh rằng không có một phương pháp riêng rẽ nào có thể được xem như là "tốt nhất" bởi vì rất nhiều phương pháp sẽ cho ra những kết quả thành công cao và việc áp dụng ngoại lệ cần phải được xem xét đến những yêu cầu của người chơi bể thuỷ sinh. Những yếu tố cần phải được xem xét là : Thể loại cây, tốc độ phát triển mong muốn, nuôi dưỡng chăm sóc, ngân quĩ, chuyên môn kỹ thuật và sở thích thị hiếu người chơi. Thực tế cho thấy không phải bao giờ cái gọi là những ‘lớp chất nền màu mỡ nhất cũng là tốt nhất đối với tất cả mọi người’. Xin hãy xem phần có tiêu đề "Các lớp chất nền có độ màu mỡ thấp".
Lớp chất nền phục vụ cho hai mục đích trong một bể thuỷ sinh có trồng cây thuỷ sinh. Nó cung cấp (tạo ra) một môi trường phù hợp để giữ cho rễ cây mọc tốt (ở một mức độ lớn hơn hoặc ít hơn) và nó cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển. Nó cũng có thể có ảnh hưởng vượt trội hơn so với 3 thông số khác của nước trong bể thuỷ sinh: hệ thống bộ đệm pH (pH buffer system), độ cứng của khoáng chất (mineral hardness) và các thành phần hữu cơ hoà tan DOC (dissolved organic compounds). Cần lưu ý rằng các lớp chất nền có thể được thiết kế làm sao để giảm thiểu những ảnh hưởng này. Những ảnh hưởng của bộ đệm pH rất phức tạp và đưa đến các sai số trong việc kiểm tra hàm lượng CO2 và độ cứng của cac-bon-nat (carbonat hardness). Hàm lượng thành phần các chất hữu cơ hoà tan vừa phải hoặc thấp, có nghĩa là các a-xít humic, sẽ hạn chế vi khuẩn và rêu tảo. Thành phần các chất hữu cơ hoà tan (DOC) dư thừa do sự lựa chọn không phù hợp các chất liệu của lớp chất nền hoặc có quá nhiều cá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của cá và hạn chế sự phát triển của cây.
Những khoáng chất dinh dưỡng cần thiết được phân thành hai loại. Những chất dinh dưỡng được cây sử dụng với một số lượng lớn tương đối được gọi là những chất dinh dưỡng vĩ mô (macro-nutrients). Ngoài cac-bon ©, hy-đrô (H) và ô-xy (O), các chất dinh dưỡng vĩ mô là ni-tơ (N), phôt-pho (P), sun-phua (S), can-xi (Ca), ma-nhê (Mg) và ka-li (K). Những chất dinh dưỡng được cây sử dụng với một số lượng nhỏ được gọi là vi chất dinh dưỡng (micro-nutrients). Đó là sắt (Fe), man-gan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), mô-lyp-đen (Mo), cô-ban (Co) và bo (Bo). Các nguyên tố khoáng khác như nat-tri (Na), clo (Cl) và ni-ken (Ni) cũng có ở trong cây và có thể cần thiết hoặc có thể không cần thiết.
Người ta có thể trồng cây trên những lớp chất nền hoàn toàn trơ như sỏi trơn. Tuy nhiên người ta thông thường hay áp dụng giải pháp về chất dinh dưỡng mà ở đó một số hoặc phần lớn các chất dinh dưỡng nhận được từ trong lớp chất nền. Việc này có một số lợi ích. Nhiều chất dinh dưỡng được rễ cây ưu tiên hấp thụ. Điều này có nghĩa rằng cây có thể mọc nhanh hơn khi các chất dinh dưỡng được cung cấp ở trong lớp chất nền. Chúng ta có thể chủ động điều tiết được những chất dinh dưỡng nào hoà tan trong nước bể thuỷ sinh để hạn chế sự phát triển của rêu-tảo. Chúng ta có thể dùng nồng độ cao hơn của một số chất dinh dưỡng trong một số loại nhất định các lớp chất nền và như vậy sẽ nâng cao được tốc độ phát triển của cây. Cũng không cần thiết thường xuyên phải cho các chất bổ sung chất dinh dưỡng hoặc không cần thiết phải kiểm tra hàm lượng chất dinh dưỡng ở trong nước thường xuyên.
Mặt khác, có thể sẽ cần phải phòng xa khi sử dụng nhiều loại chất bổ sung khác nhau với mục đích làm cho lớp chất nền màu mỡ hơn nữa. Lớp chất nền cần phải được chuẩn bị sao cho để số lượng dư thừa các phôt-phat, ni-trat hoặc a-mô-ni-ăc không được giải phóng vào trong nước của bể thuỷ sinh. Việc sử dụng số lượng dư thừa các chất hữu cơ hoặc không đúng chủng loại có thể dẫn đến tỷ lệ cao sự phân huỷ vi khuẩn mà chúng sẽ tiêu thụ khí ô-xy trong lớp chất nền và có thể làm thoát ra những loại chất có hại. Những loại cây thuỷ sinh khác nhau thích nghi với các loại chất nền khác nhau. Những chất hữu cơ của cây như lá rữa nát, than bùn, các mẩu gỗ mục đều giải phóng ra nhiều loại a-xit humic. Một số loại chất cải thiện chất lượng đất (soil amendments) có thể có chứa khối lượng dư thừa một số loại khoáng chất mà có thể gây trở ngại cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây hoặc độc hại đối với những loại động vật không xương (ốc sên) hoặc cá. Những chất liệu có kết cấu mịn như đất sét, bùn phù sa và các chất hữu cơ thường được dùng trong các lớp chất nền màu mỡ sẽ có khuynh hướng gây ra vẩn đục nước khi lớp chất nền bị khuấy động lúc trồng cây vào hoặc nhổ rễ cây ra. Những loại chất liệu này có thể sẽ lắng xuống sau một khoảng thời gian, tuy nhiên chúng cũng có thể đọng lại trên lá cây làm cho cây có hình dáng bên ngoài khó coi, không đẹp mắt (unsightly appearance) và khuyến khích sự phát triển của một số loại rêu-tảo nhất định trên bề mặt của những lá cây đó. Đất sét là những chất liệu vô cùng mịn mà có thể tạo ra sự vẩn đục nước nếu bị khuấy động lên.
Một số chất dinh dưỡng được cây sử dụng một
cách có hiểu quả hơn nhiều từ trong nước ở bể thuỷ sinh và những chất dinh dưỡng
này gồm có ka-li, can-xi và ma-nhê. Tuy vậy, một số cây đã cho thấy chúng tiếp
nhận cac-bon từ đi-ô-xit cac-bon ở trong lớp chất nền, điều này có thể là nguồn
cung cấp tốt nhất cac-bon từ trong nước.
Ka-li cần có ở trong nước bởi vì nó được dùng để duy trì sự cân bằng ion ở bên trong cây. Có một sự cân bằng chức năng giữa ka-li ở bên trong cây và ka-li ở bên ngoài cây. Can-xi và ma-nhê cần phải có ở trong nước bởi vì chúng không chuyển động một cách dễ dàng khi ở bên trong chất gỗ (xylem) của các cây thuỷ sinh. Can-xi nói riêng là vô cùng cần thiết ở trong nước bởi vì chúng có nhu cầu ngoại bào (nhu cầu bên ngoài tế bào: extra-cellular requirement) đối với can-xi, nếu lượng can-xi tụt xuống quá thấp thì lúc đó vách (màng) tế bào (cell wall) sẽ không tạo thành một cách hoàn chỉnh.
Bằng những kinh nghiệm đã chỉ ra rõ rằng ka-li, ma-nhê và can-xi cần có ở trong nước cho sự phát triển "bình thường" của ít nhất một số cây thuỷ sinh ngập nước. Lý do cho việc này là kém rõ ràng hơn nhưng lại có thể được bàn đến trên cơ sở những đặc tính hoá học và vai trò sinh lý/hoá sinh của chúng. Như đã được nói đến, ka-li, khi là một phân tử di động, cần thiết phải có cho sự cân bằng ion và do vậy phải có mặt cả ở bên trong và bên ngoài lớp màng tế bào... Đồng thời cùng cần nhớ rằng cây thuỷ sinh, không giống như cây sống trên cạn, chúng có sự không hợp bào tử (apoplasm) của mình (đó là phần của cây nằm ở bên ngoài lớp màng) có tiếp xúc trực tiếp với dung môi trong đó các ion mới có thể khuếch tán được. Can-xi cũng rất là cần thiết ở bên ngoài lớp màng tế bào vì sự phát triển bình thường của vách tế bào..... Cả can-xi và ma-nhê trong những cây sống trên cạn đều không "di chuyển" dễ dàng như ở bên trong chất gỗ (xylem) như các loại ion khác. Giả thuyết của việc đó là do hoạt động của nước xuyên qua các cây thuỷ sinh chậm hơn là xuyên qua các cây sống trên cạn, nhu cầu về ma-nhê không thể thoả mãn cho sự di chuyển lên bên trên.
"Đừng nên nghĩ rằng can-xi và ma-nhê không thể di chuyển ở bên trong chất gỗ (xylem) của cây thuỷ sinh. Thực tế chứng minh bằng thí nghiệm đã cho thấy rằng ít nhất thì can-xi có thể di chuyển lên trên hoặc xuống phía dưới trong các mô của cây thuỷ sinh (không phải chỉ ỏ một tốc độ đủ nhanh để thoả mãn các nhu cầu bên ngoài)" (Nguồn: Dave Huebert).
Một cuộc thảo luận đầy đủ về các nhu cầu can-xi, kali và ma-nhê không nằm trong phạm vi của bài viết này. Độc giả có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn rất phổ biến trên mạng Internet để biết được cách thức cho việc đo liều lượng ka-li và ma-nhê. Can-xi thường có thể là một chất dinh dưỡng quan trọng ở trong nước mềm, đặc biệt nếu việc thay nước không được thực hiện thường xuyên hoặc dưới cường độ ánh sáng cao. Chỉ dẫn an toàn dành cho nước từ vòi có tổng độ cứng dưới 2 độ GH (General Hardness) hoạc với hàm lượng can-xi thấp có thể là một thìa cà phê CaCO3 trên mỗi 10 gallon (10 gallon Mỹ = 38 lít) nước được thay thế.
Ka-li cần có ở trong nước bởi vì nó được dùng để duy trì sự cân bằng ion ở bên trong cây. Có một sự cân bằng chức năng giữa ka-li ở bên trong cây và ka-li ở bên ngoài cây. Can-xi và ma-nhê cần phải có ở trong nước bởi vì chúng không chuyển động một cách dễ dàng khi ở bên trong chất gỗ (xylem) của các cây thuỷ sinh. Can-xi nói riêng là vô cùng cần thiết ở trong nước bởi vì chúng có nhu cầu ngoại bào (nhu cầu bên ngoài tế bào: extra-cellular requirement) đối với can-xi, nếu lượng can-xi tụt xuống quá thấp thì lúc đó vách (màng) tế bào (cell wall) sẽ không tạo thành một cách hoàn chỉnh.
Bằng những kinh nghiệm đã chỉ ra rõ rằng ka-li, ma-nhê và can-xi cần có ở trong nước cho sự phát triển "bình thường" của ít nhất một số cây thuỷ sinh ngập nước. Lý do cho việc này là kém rõ ràng hơn nhưng lại có thể được bàn đến trên cơ sở những đặc tính hoá học và vai trò sinh lý/hoá sinh của chúng. Như đã được nói đến, ka-li, khi là một phân tử di động, cần thiết phải có cho sự cân bằng ion và do vậy phải có mặt cả ở bên trong và bên ngoài lớp màng tế bào... Đồng thời cùng cần nhớ rằng cây thuỷ sinh, không giống như cây sống trên cạn, chúng có sự không hợp bào tử (apoplasm) của mình (đó là phần của cây nằm ở bên ngoài lớp màng) có tiếp xúc trực tiếp với dung môi trong đó các ion mới có thể khuếch tán được. Can-xi cũng rất là cần thiết ở bên ngoài lớp màng tế bào vì sự phát triển bình thường của vách tế bào..... Cả can-xi và ma-nhê trong những cây sống trên cạn đều không "di chuyển" dễ dàng như ở bên trong chất gỗ (xylem) như các loại ion khác. Giả thuyết của việc đó là do hoạt động của nước xuyên qua các cây thuỷ sinh chậm hơn là xuyên qua các cây sống trên cạn, nhu cầu về ma-nhê không thể thoả mãn cho sự di chuyển lên bên trên.
"Đừng nên nghĩ rằng can-xi và ma-nhê không thể di chuyển ở bên trong chất gỗ (xylem) của cây thuỷ sinh. Thực tế chứng minh bằng thí nghiệm đã cho thấy rằng ít nhất thì can-xi có thể di chuyển lên trên hoặc xuống phía dưới trong các mô của cây thuỷ sinh (không phải chỉ ỏ một tốc độ đủ nhanh để thoả mãn các nhu cầu bên ngoài)" (Nguồn: Dave Huebert).
Một cuộc thảo luận đầy đủ về các nhu cầu can-xi, kali và ma-nhê không nằm trong phạm vi của bài viết này. Độc giả có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn rất phổ biến trên mạng Internet để biết được cách thức cho việc đo liều lượng ka-li và ma-nhê. Can-xi thường có thể là một chất dinh dưỡng quan trọng ở trong nước mềm, đặc biệt nếu việc thay nước không được thực hiện thường xuyên hoặc dưới cường độ ánh sáng cao. Chỉ dẫn an toàn dành cho nước từ vòi có tổng độ cứng dưới 2 độ GH (General Hardness) hoạc với hàm lượng can-xi thấp có thể là một thìa cà phê CaCO3 trên mỗi 10 gallon (10 gallon Mỹ = 38 lít) nước được thay thế.
CÁC LOẠI CHẤT NỀN
Lớp chất nền đơn giản nhất là sỏi trơn, mịn (hạt sỏi có kích cỡ khoảng 2-3mm). Đây là loại chất nền thông dụng nhất được mọi người sử dụng để làm bề mặt nền trong bể thuỷ sinh. Qua thời gian, lớp chất nền sẽ được làm giàu nhờ chất thải của cá và thức ăn dư thừa tới lúc mà nó có thể cung cấp được chất dinh dưỡng cho cây mặc dù còn nghèo nàn. Mặt khác, với sự cân bằng cẩn thận khi bổ sung các chất dinh dưỡng, người ta hoàn toàn dễ trồng các loại cây thuỷ sinh thậm chí trong một lớp chất nền bằng cát hoặc sỏi hoàn toàn trơ. Nói chung, một hay nhiều loại chất bổ sung lớp chất nền được dùng để bổ sung thêm vào hoặc thay thế cho lớp sỏi tiêu chuẩn trong bể thuỷ sinh. Những chất này bao gồm các loại đất tự nhiên khác nhau, các loại đất sét khác nhau, than bùn, đất mùn, lớp phủ của lá cây hoặc các sản phẩm thương mại khác như Duplarit (Laterite = đá ong). Những chất bổ sung này nhằm để thực hiện các chức năng sau:
• Làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của lớp chất nền (khả năng trao đổi cation CEC) từ đó làm tăng khả năng màu mỡ phì nhiêu có hiệu quả của lớp chất nền
• Cung cấp sắt và có thể là các loại khoáng chất dinh dưỡng vi lượng khác
• Trực tiếp cung cấp các chất dinh dưỡng vĩ mô - macro-nutrients - (như các loại hoá chất hoặc bằng sự phân huỷ)
• Làm giảm trạng thái xốp, rỗ (porosity) để hạn chế sự khuếch tán của các chất dinh dưỡng (ra khỏi lớp chất nền)
• Làm tăng trạng thái xốp, rỗ (porosity) để cho phép sự khuếch tán của các chất dinh dưỡng (vào trong lớp chất nền)
• Làm tăng độ chặt (density) của lớp chất nền để ngăn chặn những thành phần mịn mượt, có lông(fluffy components) không bị kéo lên do việc nhổ rễ cây gây ra.
CHẤT LIỆU CỦA LỚP CHẤT NỀN
Sỏi mịn: Điển hình là quặng thương phẩm (quặng sạch) được bán trong các cửa hàng bán bể thuỷ sinh. Hãy tránh những loại sỏi có đá vôi ở bên trong bởi vì chúng sẽ tiếp tục bị tan rã, phân huỷ dẫn tới có độ pH cao và cứng. Hãy xem phần cảnh báo bên dưới về lớp đất bề mặt khi thu thập chúng. Sỏi phần lớn không có phản ứng do bề mặt thấp của nó đối với tỷ lệ thể tích do đó nó sẽ không có ích lợi như một nguồn cung cấp khoáng chất dinh dưỡng. Nó hoạt động tốt cho đến tận những rãnh nhỏ của rễ cây xuyên bám xuống dưới. Một lớp phủ dày khoảng 1 inch (Mỹ= 2,5cm) trên bề mặt giúp ngăn cản lại những loại chất liệu chất nền mịn như đất sét, chất khoáng bón cây hoặc than bùn trong lúc trồng cây. Đó là một sự lựa chọn tốt cho những lớp chất nền khi nguồn cung cấp dinh dưỡng ban đầu xuất phát từ trong nước hoặc từ chất thải của cá bởi vì nó sẽ cho phép các chất dinh dưỡng khuếch tán vào trong lớp chất nền là nơi chúng có thể được cây hấp thụ.
Lớp chất nền đơn giản nhất là sỏi trơn, mịn (hạt sỏi có kích cỡ khoảng 2-3mm). Đây là loại chất nền thông dụng nhất được mọi người sử dụng để làm bề mặt nền trong bể thuỷ sinh. Qua thời gian, lớp chất nền sẽ được làm giàu nhờ chất thải của cá và thức ăn dư thừa tới lúc mà nó có thể cung cấp được chất dinh dưỡng cho cây mặc dù còn nghèo nàn. Mặt khác, với sự cân bằng cẩn thận khi bổ sung các chất dinh dưỡng, người ta hoàn toàn dễ trồng các loại cây thuỷ sinh thậm chí trong một lớp chất nền bằng cát hoặc sỏi hoàn toàn trơ. Nói chung, một hay nhiều loại chất bổ sung lớp chất nền được dùng để bổ sung thêm vào hoặc thay thế cho lớp sỏi tiêu chuẩn trong bể thuỷ sinh. Những chất này bao gồm các loại đất tự nhiên khác nhau, các loại đất sét khác nhau, than bùn, đất mùn, lớp phủ của lá cây hoặc các sản phẩm thương mại khác như Duplarit (Laterite = đá ong). Những chất bổ sung này nhằm để thực hiện các chức năng sau:
• Làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của lớp chất nền (khả năng trao đổi cation CEC) từ đó làm tăng khả năng màu mỡ phì nhiêu có hiệu quả của lớp chất nền
• Cung cấp sắt và có thể là các loại khoáng chất dinh dưỡng vi lượng khác
• Trực tiếp cung cấp các chất dinh dưỡng vĩ mô - macro-nutrients - (như các loại hoá chất hoặc bằng sự phân huỷ)
• Làm giảm trạng thái xốp, rỗ (porosity) để hạn chế sự khuếch tán của các chất dinh dưỡng (ra khỏi lớp chất nền)
• Làm tăng trạng thái xốp, rỗ (porosity) để cho phép sự khuếch tán của các chất dinh dưỡng (vào trong lớp chất nền)
• Làm tăng độ chặt (density) của lớp chất nền để ngăn chặn những thành phần mịn mượt, có lông(fluffy components) không bị kéo lên do việc nhổ rễ cây gây ra.
CHẤT LIỆU CỦA LỚP CHẤT NỀN
Sỏi mịn: Điển hình là quặng thương phẩm (quặng sạch) được bán trong các cửa hàng bán bể thuỷ sinh. Hãy tránh những loại sỏi có đá vôi ở bên trong bởi vì chúng sẽ tiếp tục bị tan rã, phân huỷ dẫn tới có độ pH cao và cứng. Hãy xem phần cảnh báo bên dưới về lớp đất bề mặt khi thu thập chúng. Sỏi phần lớn không có phản ứng do bề mặt thấp của nó đối với tỷ lệ thể tích do đó nó sẽ không có ích lợi như một nguồn cung cấp khoáng chất dinh dưỡng. Nó hoạt động tốt cho đến tận những rãnh nhỏ của rễ cây xuyên bám xuống dưới. Một lớp phủ dày khoảng 1 inch (Mỹ= 2,5cm) trên bề mặt giúp ngăn cản lại những loại chất liệu chất nền mịn như đất sét, chất khoáng bón cây hoặc than bùn trong lúc trồng cây. Đó là một sự lựa chọn tốt cho những lớp chất nền khi nguồn cung cấp dinh dưỡng ban đầu xuất phát từ trong nước hoặc từ chất thải của cá bởi vì nó sẽ cho phép các chất dinh dưỡng khuếch tán vào trong lớp chất nền là nơi chúng có thể được cây hấp thụ.
Cát - Cát có các tính chất tương tự giống như sỏi.
Nếu được dùng riêng ở trong lớp chất nền thì nó không có bất kỳ khả năng sinh sản,
màu mỡ hoặc chất dinh dưỡng nào. Nếu là lớp phủ trên bề mặt, nó sẽ làm cho cây
mọc rễ xuống dưới khó khăn bởi vì các mẩu cát nhỏ không đủ nặng để giữ thân cây
đúng vị trí. Cát sẽ rất là tốt khi được pha trộn với các chất liệu khác như
than bùn hoặc chất khoáng bón cây để làm tăng tỷ trọng của chúng và làm giảm khả
năng nổi lên trên của cây trong quá trình phát triển hoặc khi ta dịch chuyển,
thay thế. Trong cát có thể có một lượng nhỏ sắt vi lượng hoặc các nguồn khoáng
chất vi lượng khác. Nó cũng có thể được pha trộn với các chất liệu hữu cơ khác
như phân com-pôt (compost), than bùn hoặc giun đất thả xuống để làm giảm khả
năng sinh sản và nhu cầu khí ô-xy của chúng. Các lớp cát hoặc sỏi không có tác
dụng lắm cho việc giữ các chất dinh dưỡng ở trong lớp chất nền. Các chất dinh
dưỡng vẫn có thể khuếch tán qua cát với một tỷ lệ đủ cao để gây ra những vấn đề
khó khăn do tảo nếu như bạn có quá nhiều chất liệu có thể phân huỷ hoặc các loại
phân bón ở trong lớp chất nền.
Đất sét - Là một chất hỗn hợp vô cùng mịn có thể có một số thành phần khoáng chất và chúng có những phần tử có kích cỡ nhỏ hơn 2 micron. Đất sét tinh khiết không có chứa các vật chất hữu cơ và các loại đất có đất sét thì lại thường hay có một chút các vật chất hữu cơ. Đất sét điển hình (tiêu biểu) có chứa sắt và si-li-cát nhôm và các ô xit nhưng nó cũng có thể có chứa nhiều loại chất khoáng khác. Một số loại đất sét hoặc đất cát khoáng sản có thể không thích hợp cho các lớp chất nền bởi vì chúng có thể có xu hướng sinh ra những chất cô đặc của một số loại khoáng chất không có ích. Những loại khoáng chất này như mang-gan, bo, sắt, kẽm và đồng đều cần có với độ cô đặc vi lượng và thấp nhưng chúng có thể sẽ độc nếu ở độ cô đặc lớn hơn. Việc bổ sung đơn giản các loại đất mùn, than bùn hoặc phân com-pôt hữu cơ tương tự sẽ khử độc một cách đáng kể cho các loại khoáng chất này qua việc tạo ra các nhóm tương tự các chất hữu cơ (by forming organic complexes). Các loại đất giàu sắt có pha đất sét điển hình đều có màu đỏ. Nếu tỷ lệ sắt trong đất sét chưa được biết, thì sắt micron hoá (micronized iron) hoặc các loại bột ô-xit sắt tinh khiết khác có thể được dùng để làm giàu thêm cho hàm lượng sắt. Đất sét có khả năng trao đổi cation (CEC) rất cao.
Số lượng chính xác đất sét được dùng trong lớp chất nền không phải là điều quan trọng. Nó sẽ có thể hoàn toàn có ích nếu dùng 1/10 (một phần mười) lượng cát hoặc chất liệu khác nhưng cũng có thể được dùng với một tỷ lệ lớn hơn. Đất sét có thể được dùng trong lớp dưới cùng (bottom layer) của lớp chất nền bởi vì chúng có thể được rễ cây hút lên trong quá trình di thực, đặc biết nếu lớp chất nền mịn, thoáng (fluffy) do có than bùn hoặc khoáng chất bón cây. Lớp cát phủ trên cùng hoặc sỏi mịn sẽ giúp giảm đi rất nhiều những vấn đề khó khăn do nước bị vẩn đục.
Lý tưởng nhất là đất sét được trộn kỹ với cát do vậy diện tích bề mặt mịn màng của chúng sẽ chiếm một lượng lớn hơn. Đất sét ướt rất khó pha trộn nhưng nó lại có thể cắt được thành những mẩu nhỏ và ngâm trong nước nhiều ngày để chúng tạo thành bùn mềm và dễ trộn với cát hơn. Nếu đất sét dạng bột khô có sẵn thì có thể trộn khô chúng với cát hoàn toàn dễ dàng. Nếu các bạn chỉ có đất sét ướt mà chúng lại quá dày để có thể trộn được, hãy cắt chúng thành những mẩu đất sét nhỏ và nén chúng xuống dưới đáy bể thuỷ sinh để tạo thành một lớp phủ mỏng ở trên đáy bể.
* Chú ý:
- Nếu cầm đất sét dạng bột khô hãy dùng mặt nạ để tránh hít phải bụi đất sét mịn bởi vì silicat có thể gây tổn hại cho phổi.
- Nếu đất sét được sử dụng không đúng tỷ lệ có thể làm cho nước rất đục khi các bạn nhổ cây lên. Sự vẩn đục nước này có thể ngăn cản cây tiếp nhận đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp và nếu không sửa lại ngay lập tức, cây sẽ không thể sinh ra đủ khí ô-xy để bảo vệ rễ của chúng trong lớp chất nền hữu cơ. Việc nước bị vẩn đục có thể giết chết cây. Nước đục do đất sét có thể được xử lý bằng cách thay nước hoàn toàn hoặc dùng các loại hoá chất được bán ở các cửa hàng bán bể thuỷ sinh để mà hãm lại việc nước bị vẩn đục. Tôi cũng đã có được những kết quả tốt trong việc dùng một bộ lọc thông thường nhưng có môi trường vi khuẩn. Nếu các bạn chỉ dùng đất sét như một lớp phủ dưới đáy hoặc để làm những viên phân bón có đất sét, bạn sẽ không gặp phải vấn đề khó khăn nào với việc nước bị đục.
Đất sét - Là một chất hỗn hợp vô cùng mịn có thể có một số thành phần khoáng chất và chúng có những phần tử có kích cỡ nhỏ hơn 2 micron. Đất sét tinh khiết không có chứa các vật chất hữu cơ và các loại đất có đất sét thì lại thường hay có một chút các vật chất hữu cơ. Đất sét điển hình (tiêu biểu) có chứa sắt và si-li-cát nhôm và các ô xit nhưng nó cũng có thể có chứa nhiều loại chất khoáng khác. Một số loại đất sét hoặc đất cát khoáng sản có thể không thích hợp cho các lớp chất nền bởi vì chúng có thể có xu hướng sinh ra những chất cô đặc của một số loại khoáng chất không có ích. Những loại khoáng chất này như mang-gan, bo, sắt, kẽm và đồng đều cần có với độ cô đặc vi lượng và thấp nhưng chúng có thể sẽ độc nếu ở độ cô đặc lớn hơn. Việc bổ sung đơn giản các loại đất mùn, than bùn hoặc phân com-pôt hữu cơ tương tự sẽ khử độc một cách đáng kể cho các loại khoáng chất này qua việc tạo ra các nhóm tương tự các chất hữu cơ (by forming organic complexes). Các loại đất giàu sắt có pha đất sét điển hình đều có màu đỏ. Nếu tỷ lệ sắt trong đất sét chưa được biết, thì sắt micron hoá (micronized iron) hoặc các loại bột ô-xit sắt tinh khiết khác có thể được dùng để làm giàu thêm cho hàm lượng sắt. Đất sét có khả năng trao đổi cation (CEC) rất cao.
Số lượng chính xác đất sét được dùng trong lớp chất nền không phải là điều quan trọng. Nó sẽ có thể hoàn toàn có ích nếu dùng 1/10 (một phần mười) lượng cát hoặc chất liệu khác nhưng cũng có thể được dùng với một tỷ lệ lớn hơn. Đất sét có thể được dùng trong lớp dưới cùng (bottom layer) của lớp chất nền bởi vì chúng có thể được rễ cây hút lên trong quá trình di thực, đặc biết nếu lớp chất nền mịn, thoáng (fluffy) do có than bùn hoặc khoáng chất bón cây. Lớp cát phủ trên cùng hoặc sỏi mịn sẽ giúp giảm đi rất nhiều những vấn đề khó khăn do nước bị vẩn đục.
Lý tưởng nhất là đất sét được trộn kỹ với cát do vậy diện tích bề mặt mịn màng của chúng sẽ chiếm một lượng lớn hơn. Đất sét ướt rất khó pha trộn nhưng nó lại có thể cắt được thành những mẩu nhỏ và ngâm trong nước nhiều ngày để chúng tạo thành bùn mềm và dễ trộn với cát hơn. Nếu đất sét dạng bột khô có sẵn thì có thể trộn khô chúng với cát hoàn toàn dễ dàng. Nếu các bạn chỉ có đất sét ướt mà chúng lại quá dày để có thể trộn được, hãy cắt chúng thành những mẩu đất sét nhỏ và nén chúng xuống dưới đáy bể thuỷ sinh để tạo thành một lớp phủ mỏng ở trên đáy bể.
* Chú ý:
- Nếu cầm đất sét dạng bột khô hãy dùng mặt nạ để tránh hít phải bụi đất sét mịn bởi vì silicat có thể gây tổn hại cho phổi.
- Nếu đất sét được sử dụng không đúng tỷ lệ có thể làm cho nước rất đục khi các bạn nhổ cây lên. Sự vẩn đục nước này có thể ngăn cản cây tiếp nhận đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp và nếu không sửa lại ngay lập tức, cây sẽ không thể sinh ra đủ khí ô-xy để bảo vệ rễ của chúng trong lớp chất nền hữu cơ. Việc nước bị vẩn đục có thể giết chết cây. Nước đục do đất sét có thể được xử lý bằng cách thay nước hoàn toàn hoặc dùng các loại hoá chất được bán ở các cửa hàng bán bể thuỷ sinh để mà hãm lại việc nước bị vẩn đục. Tôi cũng đã có được những kết quả tốt trong việc dùng một bộ lọc thông thường nhưng có môi trường vi khuẩn. Nếu các bạn chỉ dùng đất sét như một lớp phủ dưới đáy hoặc để làm những viên phân bón có đất sét, bạn sẽ không gặp phải vấn đề khó khăn nào với việc nước bị đục.
Đất sét rất có ích cho việc làm những viên phân
bón để làm giàu cho lớp chất nền sau khi đã được dựng lên. Những viên đất sét
có thể được dùng định kỳ ví dụ như 6 tháng một lần hay dài hơn hoặc ngắn hơn.
Tôi đã dùng khoảng 10 viên nhỏ Osmocote (10 Granules of Osmocote) hoặc một loại
phân bón tương tự và trộn chúng cùng với nhau cho vào trong giữa một viên đất
sét có đường kính khoảng nửa (1/2) inch. Tất cả những thứ này sau đó được làm
khô cho đến khi cứng và sau đấy cho vào sâu dưới bề mặt lớp chất nền khoảng 2
inch và cách rễ của cây cần bón khoảng 1 inch. Đất sét sẽ ngăn các chất dinh dưỡng
không bị khuếch tán một cách quá nhanh chóng vào trong nước ở bể thuỷ sinh. Kết
cấu mịn của chất liệu đất sét cũng kết nối các dưỡng chất hoà tan trong phân
bón và giúp lưu giữ chúng lại cho cây. Những viên phân bón đất sét này có thể
được dùng trong tất cả các loại chất nền và sẽ nâng cao rất nhiều tốc độ phát
triển của cây thuỷ sinh, đặc biệt trong lớp chất nền chỉ bằng sỏi.
Đá ong (laterite) hoặc đất tro núi lửa - Là một loại đất màu đỏ được tìm thấy ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới mà đã được lọc với những loại khoáng chất có thể hoà tan được, với hy-đrô-xit nhôm và silica. Chúng chủ yếu gồm có ô-xit sắt và hy-đrô-xit sắt. Thông thường thuật ngữ "laterite" (đá ong) được dùng để tham chiếu đến một sản phẩm mặt hàng đất cho bể thuỷ sinh thương phẩm đắt tiền được khai thác ở những vùng nhiệt đới. Đất có đá ong (laterite soils) hoặc đất đá ong (latersoils) thông thường là những loại đất sét mịn (có kích cỡ <2 micron); tuy vậy đất đá ong (latersoils) có thể có bất kỳ cấu trúc nào. Đá ong Dupla (Dupla Laterite) có vẻ ngoài như là một sự pha trộn của các kết cấu cát và bùn phù sa (silt) với một số thành phần đất sét mịn. Điều này có thể tránh được một số những khó khăn do nước vẩn đục khi bể thuỷ sinh được dựng lần đầu tiên hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông của nước qua các khe hở. Kết cấu thô hơn này sẽ làm giảm khả năng trao đổi cation (CEC) của đá ong Dupla so với các loại đất sét mịn và làm giảm bớt đi sự hiện hữu của sắt do diện tích bề mặt bị giảm đi.
Một đề xuất được đưa ra rằng nồng độ cô đặc dư thừa của một số loại chất khoáng đã được lọc sạch khỏi đá ong so với các loại đất sét có chứa khoáng chất khác. Việc này có thể làm cho nó trở nên an toàn hơn vì chất bổ sung duy nhất cho một lớp chất nền không có chất hữu cơ; tuy nhiên việc sử dụng các loại chất liệu đất mùn cũng sẽ có tác dụng hấp thụ hoặc làm chất đệm cho nồng độ cô đặc của các khoáng chất có thể hoà tan được.
Đá ong (laterite) hoặc đất tro núi lửa - Là một loại đất màu đỏ được tìm thấy ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới mà đã được lọc với những loại khoáng chất có thể hoà tan được, với hy-đrô-xit nhôm và silica. Chúng chủ yếu gồm có ô-xit sắt và hy-đrô-xit sắt. Thông thường thuật ngữ "laterite" (đá ong) được dùng để tham chiếu đến một sản phẩm mặt hàng đất cho bể thuỷ sinh thương phẩm đắt tiền được khai thác ở những vùng nhiệt đới. Đất có đá ong (laterite soils) hoặc đất đá ong (latersoils) thông thường là những loại đất sét mịn (có kích cỡ <2 micron); tuy vậy đất đá ong (latersoils) có thể có bất kỳ cấu trúc nào. Đá ong Dupla (Dupla Laterite) có vẻ ngoài như là một sự pha trộn của các kết cấu cát và bùn phù sa (silt) với một số thành phần đất sét mịn. Điều này có thể tránh được một số những khó khăn do nước vẩn đục khi bể thuỷ sinh được dựng lần đầu tiên hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông của nước qua các khe hở. Kết cấu thô hơn này sẽ làm giảm khả năng trao đổi cation (CEC) của đá ong Dupla so với các loại đất sét mịn và làm giảm bớt đi sự hiện hữu của sắt do diện tích bề mặt bị giảm đi.
Một đề xuất được đưa ra rằng nồng độ cô đặc dư thừa của một số loại chất khoáng đã được lọc sạch khỏi đá ong so với các loại đất sét có chứa khoáng chất khác. Việc này có thể làm cho nó trở nên an toàn hơn vì chất bổ sung duy nhất cho một lớp chất nền không có chất hữu cơ; tuy nhiên việc sử dụng các loại chất liệu đất mùn cũng sẽ có tác dụng hấp thụ hoặc làm chất đệm cho nồng độ cô đặc của các khoáng chất có thể hoà tan được.
Người ta đã từng nói về đá ong (laterite) rằng
chúng có khả năng trao đổi cation (CEC) cao hoặc khả năng giữ các chất dinh dưỡng.
Khả năng trao đổi cation của đá ong thấp hơn nhiều so với đất sét hoặc đất mùn
(humus). Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn bởi vì khả năng trao đổi cation của
các loại đất đá ong (Laterite soils) phụ thuộc nhiều vào kết cấu của chúng và sự
hiện diện của các loại silicat khác nhau mà lại có khả năng trao đổi cation cao
hơn. Trong khi khả năng trao đổi cation của một số đá ong thương phẩm là tương
đối thấp, thì đó lại là một sự cải thiện rất lớn so với cát hoặc so với riêng sỏi
mịn. Chỉ có các hợp chất hữu cơ mới có thể hoạt động như những chất kìm
(chelator). Đá ong không giúp giữ lại được tính tan của một số loại khoáng chất
như sắt hoặc man-gan.
Theo ý kiến của tôi, đá ong (laterite) có năm (5) đặc tính hữu ích quan trong.
1. Đá ong (laterite) giàu sắt là một loại chất dinh dưỡng quan trọng cho cây. Ngay khi ngập nước lúc ban đầu, nó sẽ tạo ra sự giải phóng đáng kể một lượng sắt vào trong nước, tuy nhiên việc này không diễn ra lâu. Trong những vùng thiếu ô-xy huyết (anoxic areas) ở bên dưới đáy của lớp chất nền, lớp chất sắt feric (ferric) sẽ bị vi khuẩn tác động và bị giảm xuống thành dạng ferrous hoà tan nhiều hơn. Với vai trò này, về chức năng nó tương tự như nhiều loại đất thông dụng khác. Nếu không có ích lợi của một số chất liệu hữu cơ để khuyến khích các hoạt động của vi khuẩn, thì đá ong laterite chỉ là một nguồn cung cấp sắt tồi so với các loại hỗn hợp đất tự nhiên khác. Việc sử dụng đá ong laterite trong phương cách chăm sóc bể thuỷ sinh ở điều kiện tốt nhất như đã được Horst Kipper và Kaspar Horst của Dupla mô tả không bao gồm chất liệu hữu cơ quan trọng mặc dù điều đáng phải chú ý là đá ong laterite Dupla có chứa 0,2% chất mùn ngược lại với đá ong laterite làm các sản phẩm bể thuỷ sinh có 0,0% chất mùn (theo như bài viết đưa lên mạng internet của Shaji Bhaskar).
2. Đá ong laterite có thể giúp kiểm soát được lượng phốt phát khi được dùng chung với các đường dây cáp (cable) sưởi cho lớp chất nền có sử dụng điện năng thích hợp. Ô-xit sắt có khả năng nắm giữ và ổn định phốt pho với một khối lượng nhỏ từ trong nước của bể thuỷ sinh. Đá ong laterite không phải là một loại thuốc trị bách bệnh để có thể kiểm soát được tảo nhưng nó có thể được dùng chung với một phương pháp chăm sóc dài hạn để hạn chế phốt pho như việc thay nươcs thường xuyên.
3. Đá ong laterite sẽ nâng cao khả năng trao đổi cation của cát tinh khiết (pure sand) hoặc của các lớp chất nền bằng sỏi.
4. Sắt sẽ giúp ổn định các sun-phit (sulfides).
5. Đặc tính cuối cùng là thiếu các muối cac-bon-nat và chất hữu cơ mà nếu không thì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến các hoá kiềm (pH chemistry) của nưóc và các phương pháp đo kiểm tra lượng CO2 phức tạp. Đá ong laterite tiến hành kiểm tra tự động việc bơm CO¬¬2 của kiềm (pH) một cách đơn giản hơn nhiều trong khi vẫn có được những ích lợi của sắt ở bên trong lớp chất nền.
Thường những loại đất sét hoặc những loại đất màu đỏ, giàu chất sắt đều bị nhầm lẫn cho rằng đó là đá ong laterite; tuy nhiên chỉ những loại đất nào đã từng trải qua một quãng thời gian và thời tiết đáng kể dài hàng ngàn năm mới là đá ong laterite thực sự. Có nhiều nguồn đất có đá ong latersoils ở nhiều nơi trên khắp thế giới đã lắng đọng lại từ cách đây hàng ngàn hoặc hàng triệu năm trong những khoảng thời gian khi khí hậu trái đất ấm lên đáng kể. Thời tiết khí hậu và việc lọc qua đá ong laterite chỉ quan trọng đối với ích lợi thứ 5 ở trên mà thôi.
Việc lọc các loại silicat ra khỏi đá ong laterite để tạo ra sự khác biệt giữa chúng với các loại đất sét silicat giàu sắt có quan trọng không?
Có thể là không. Chúng tôi còn thiếu nhiều bằng chứng và lý thuyết hơn nữa.
*Chú ý: Một số loại đất sét có đá ong (laterite) mịn có thể làm nước vẩn đục khi bạn nhổ rễ cây lên.
Một sự thay thế chức năng tốt cho đá ong laterite là sắt đã được vi lượng hoá (micronized iron), đó là một loại hợp chất có thành phần hoá học tương tự với đá ong laterite.
Theo ý kiến của tôi, đá ong (laterite) có năm (5) đặc tính hữu ích quan trong.
1. Đá ong (laterite) giàu sắt là một loại chất dinh dưỡng quan trọng cho cây. Ngay khi ngập nước lúc ban đầu, nó sẽ tạo ra sự giải phóng đáng kể một lượng sắt vào trong nước, tuy nhiên việc này không diễn ra lâu. Trong những vùng thiếu ô-xy huyết (anoxic areas) ở bên dưới đáy của lớp chất nền, lớp chất sắt feric (ferric) sẽ bị vi khuẩn tác động và bị giảm xuống thành dạng ferrous hoà tan nhiều hơn. Với vai trò này, về chức năng nó tương tự như nhiều loại đất thông dụng khác. Nếu không có ích lợi của một số chất liệu hữu cơ để khuyến khích các hoạt động của vi khuẩn, thì đá ong laterite chỉ là một nguồn cung cấp sắt tồi so với các loại hỗn hợp đất tự nhiên khác. Việc sử dụng đá ong laterite trong phương cách chăm sóc bể thuỷ sinh ở điều kiện tốt nhất như đã được Horst Kipper và Kaspar Horst của Dupla mô tả không bao gồm chất liệu hữu cơ quan trọng mặc dù điều đáng phải chú ý là đá ong laterite Dupla có chứa 0,2% chất mùn ngược lại với đá ong laterite làm các sản phẩm bể thuỷ sinh có 0,0% chất mùn (theo như bài viết đưa lên mạng internet của Shaji Bhaskar).
2. Đá ong laterite có thể giúp kiểm soát được lượng phốt phát khi được dùng chung với các đường dây cáp (cable) sưởi cho lớp chất nền có sử dụng điện năng thích hợp. Ô-xit sắt có khả năng nắm giữ và ổn định phốt pho với một khối lượng nhỏ từ trong nước của bể thuỷ sinh. Đá ong laterite không phải là một loại thuốc trị bách bệnh để có thể kiểm soát được tảo nhưng nó có thể được dùng chung với một phương pháp chăm sóc dài hạn để hạn chế phốt pho như việc thay nươcs thường xuyên.
3. Đá ong laterite sẽ nâng cao khả năng trao đổi cation của cát tinh khiết (pure sand) hoặc của các lớp chất nền bằng sỏi.
4. Sắt sẽ giúp ổn định các sun-phit (sulfides).
5. Đặc tính cuối cùng là thiếu các muối cac-bon-nat và chất hữu cơ mà nếu không thì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến các hoá kiềm (pH chemistry) của nưóc và các phương pháp đo kiểm tra lượng CO2 phức tạp. Đá ong laterite tiến hành kiểm tra tự động việc bơm CO¬¬2 của kiềm (pH) một cách đơn giản hơn nhiều trong khi vẫn có được những ích lợi của sắt ở bên trong lớp chất nền.
Thường những loại đất sét hoặc những loại đất màu đỏ, giàu chất sắt đều bị nhầm lẫn cho rằng đó là đá ong laterite; tuy nhiên chỉ những loại đất nào đã từng trải qua một quãng thời gian và thời tiết đáng kể dài hàng ngàn năm mới là đá ong laterite thực sự. Có nhiều nguồn đất có đá ong latersoils ở nhiều nơi trên khắp thế giới đã lắng đọng lại từ cách đây hàng ngàn hoặc hàng triệu năm trong những khoảng thời gian khi khí hậu trái đất ấm lên đáng kể. Thời tiết khí hậu và việc lọc qua đá ong laterite chỉ quan trọng đối với ích lợi thứ 5 ở trên mà thôi.
Việc lọc các loại silicat ra khỏi đá ong laterite để tạo ra sự khác biệt giữa chúng với các loại đất sét silicat giàu sắt có quan trọng không?
Có thể là không. Chúng tôi còn thiếu nhiều bằng chứng và lý thuyết hơn nữa.
*Chú ý: Một số loại đất sét có đá ong (laterite) mịn có thể làm nước vẩn đục khi bạn nhổ rễ cây lên.
Một sự thay thế chức năng tốt cho đá ong laterite là sắt đã được vi lượng hoá (micronized iron), đó là một loại hợp chất có thành phần hoá học tương tự với đá ong laterite.
Chất khoáng bón cây - "chất khoáng bón cây
(Vermiculite) và sét tẩy bẩn (Smectites)" : Được gọi là những loại đất sét mở rộng bởi vì chúng cho
phép nước và các cation di chuyển giữa các lớp phủ dưới đáy, ép chúng tách nhau
ra. Việc này sẽ tạo một diện tích bề mặt ở bên trong lớn hơn ở bên ngoài và làm
cho chúng có độ pH lớn - không phụ thuộc vào khả năng trao đổi cation của
chúng. Illit (illite), clorit (Chlorite) và kao lanh (kaolinite) không dãn ra
theo cách này, nên làm cho khả năng trao đổi cation của chúng thấp hơn. Vào khoảng
một nửa khả năng trao đổi cation (CEC) của chất khoáng bón cây là phụ thuộc vào
độ pH. Chất khoáng bón cây và chất tẩy bẩn có thể giữ NH4+ (amoni) ở cả trong
hai tình thế có thể trao đổi được và cố định (không thể dùng được đối với cây).
(Xem Brady để biết thêm các chi tiết bố trí). Có một trạng thái cân bằng có thể
đảo ngược được giữa khối lượng các amoni (ammonium) được giữ ở trong hai trạng
thái này (cho dù những thay đổi bản chất của trạng thái cân bằng này diễn ra chậm
hơn rất nhiều so với sự trao đổi ion), do vậy việc bổ sung thêm amoni vào trong
dung dịch sẽ nhanh chóng làm thay đổi tỷ lệ phần trăm của khả năng trao đổi
cation (CEC) do amoni chiếm giữ, một phần trong số đó sẽ từ từ chiếm giữ các vị
trí cố định (fixed positions). Tương tự như vậy, nếu cây tiếp nhận NH4+ từ các
vị trí trao đổi, thì càng có nhiều các NH4+ sẽ được giải phóng ra khỏi các vị
trí cố định (một cách từ từ) và trở nên sẵn có cho cây. Do vậy, sự bố trí NH4+
có thể được xem như một nhà kho chứa ni-tơ (N) để giúp tạo bước đệm cho những sự
thay đổi". - Jim Kelly.
Một điều cần được lưu ý rằng khả năng trao đổi Cation được quyết định bởi tỷ lệ khối lượng số đông. Chất khoáng bón cây được mở rộng (expanded vermiculite) có mật độ rất thấp và do đó sự đóng góp của chúng vào khả năng trao đổi Cation của thể tích lớp chất nền sẽ ít hơn rất nhiều. Những phần tử nhỏ, mịn của chất khoáng bón cây có xu hướng nổi lên trên xung quanh bể thuỷ sinh và đọng lại ở trên lá cây khi lớp chất nền bị khuấy động. Nó đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu; tuy nhiên tính hữu ích của nó vẫn còn phải được chứng minh một cách thuyết phục.
Chất khoáng bón cây có sẵn một cách dễ dàng và rất rẻ tại phần lớn tất cả các cửa hàng cung cấp đồ làm vườn ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Australia. Chúng cũng có sẵn ở nhiều nơi khác nhưng có thể khó xác định vị trí hoặc khó nhận diện hơn. Trước khi cho bổ sung vào trong lớp chất nền của bể thuỷ sinh, chúng cần phải được ngâm trong nước nhiều ngày hoặc vài tuần để làm cho nước thấm đẫm giữa các lớp đáy bể thuỷ sinh để cho chúng sẽ chìm ngập xuống. Chúng cần được khuấy lên và trộn để giúp làm tan vỡ các phần tử nhỏ của chất khoáng bón cây. Khi chúng đã được xử lý ở bên trong lớp kết cấu mịn và lắng xuống, thì chúng đã sẵn sàng để được pha trộn với các loại chất liệu khác của lớp chất nền.
Một điều cần được lưu ý rằng khả năng trao đổi Cation được quyết định bởi tỷ lệ khối lượng số đông. Chất khoáng bón cây được mở rộng (expanded vermiculite) có mật độ rất thấp và do đó sự đóng góp của chúng vào khả năng trao đổi Cation của thể tích lớp chất nền sẽ ít hơn rất nhiều. Những phần tử nhỏ, mịn của chất khoáng bón cây có xu hướng nổi lên trên xung quanh bể thuỷ sinh và đọng lại ở trên lá cây khi lớp chất nền bị khuấy động. Nó đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu; tuy nhiên tính hữu ích của nó vẫn còn phải được chứng minh một cách thuyết phục.
Chất khoáng bón cây có sẵn một cách dễ dàng và rất rẻ tại phần lớn tất cả các cửa hàng cung cấp đồ làm vườn ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Australia. Chúng cũng có sẵn ở nhiều nơi khác nhưng có thể khó xác định vị trí hoặc khó nhận diện hơn. Trước khi cho bổ sung vào trong lớp chất nền của bể thuỷ sinh, chúng cần phải được ngâm trong nước nhiều ngày hoặc vài tuần để làm cho nước thấm đẫm giữa các lớp đáy bể thuỷ sinh để cho chúng sẽ chìm ngập xuống. Chúng cần được khuấy lên và trộn để giúp làm tan vỡ các phần tử nhỏ của chất khoáng bón cây. Khi chúng đã được xử lý ở bên trong lớp kết cấu mịn và lắng xuống, thì chúng đã sẵn sàng để được pha trộn với các loại chất liệu khác của lớp chất nền.
Tầng đất mặt - Bằng thuật ngữ này, tôi muốn nói đén các loại đất
tự nhiên được tìm thấy ở trong vườn, ngoài cánh đồng hoặc trong rừng. Đất của tầng
đất mặt hoặc đất vườn được bán ở các vườn ươm hoặc ở các trung tâm bán lẻ dụng
cụ làm vườn thông dụng đều có tỷ lệ cao phân com-pôt hoặc phân bón (manure) đã
được cho thêm vào làm cho chúng không còn thích hợp. Phân bón (manure) rất
không ổn định do vậy những loại đất có phân bón thường cần phải tránh không sử
dụng. Đất tự nhiên có khuynh hướng chứa một khối lượng thích hợp đất mùn và thường
có thể là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt là các chất
dinh dưỡng vi lượng. Trạng thái xốp của tầng đất mặt dược xác định bởi những
thành phần cơ bản của chúng gồm: cát, đất sét hoặc chất hữu cơ. Giống như tầng
đất cái, về cơ bản chúng là một sự pha trộn của nhiều tỷ lệ khác nhau gồm cát,
phù sa và đất sét nhưng có một tỷ lệ các chất hữu cơ lớn hơn. Đất vườn, phụ thuộc
vào việc chúng được bón bao nhiêu phân com-pôt, có thể có từ 1 đến 10% các chất
hữu cơ và là một nguồn đất mùn tuyệt vời. Đất này có độ màu mỡ vừa phải và có
nhu cầu về khí ô-xy vừa phải khi ngập dưới nước trong thời kỳ ban đầu. Đất vườn
nào mà trồng rau tốt thì có thể có một sự cân bằng tốt các loại khoáng chất
dinh dưỡng thiết yếu và sẽ là một sự lựa chọn sử dụng đúng đắn cho cây trong bể
thuỷ sinh. Tầng đất mặt lấy từ trong rừng có thể có một tỷ lệ lớn hơn rất nhiều
các chất hữu cơ trong đó bao gồm cả lớp phủ bằng lá cây. Loại đất này có thể
làm thành một lớp chất nền tốt cho một số loại cây nhất định giống như cây họ
Cryptocorynes . Đất từ rừng tùng, bách nói chung có tính a-xít quá nhiều và có
chứa các hợp chất có tính chất cảm nhiễm qua lại (allelopathic - allelopathy)
làm cản trở sự phát triển của các loại cây khác. Đất cát (sandy soil) có khả
năng trao đổi cation thấp. Đất có hàm lượng chất hữu cơ tốt và có đất sét có thể
có khả năng trao đổi cation ở mức 25 cmol/KG hoặc cao hơn. Nhu cầu khí ô-xy từ
thấp tới cao phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ. Những đặc tính đệm độ pH tốt ở
khoảng (~6.5) (Good pH buffering characteristics).
Tầng đất cái - Điển hình là một sự pha trộn của nhiều tỷ lệ
khác nhau gồm cát, phù sa và đất sét. Chúng có hàm lượng các chất hữu cơ và chất
dinh dưỡng vĩ mô rất thấp. Nó có thể là một nguồn cung cấp sắt tiềm tàng và có
thể có ích và là một hỗn hợp pha trộn loãng cùng với các loại vật liệu chất nền
khác. Nó có thể có một số loại vi chất dinh dưỡng bổ sung; tuy nhiên điều này lại
phụ thuộc vào loại tầng đất cái. Tầng đất cái có khả năng trao đổi cation cao nếu
chúng có chứa đất sét. Tầng đất cái có cát sẽ có khả năng trao đổi cation rất
thấp. Tầng đất cái có thể có hàm lượng khoáng chất dinh dưỡng khác nhau rất lớn.
Những tầng đất cái sẫm màu hơn sẽ chứa nhiều sắt hơn, tầng đất cái có màu rất
nhạt đều đã được lọc qua sắt và các loại khoáng chất khác.
Các chất phụ gia thương phẩm - Có thể bao gồm nhiều loại dá ong laterite khác nhau hoặc các chất liệu tương tự có giá thành cao. Các bạn có thể thu được những kết quả rất tốt khi sử dụng nhiều loại trong số này, tuy nhiên việc xem xét các sản phẩm thương mại (thương phẩm) đó không nằm trong phạm vi của bài viết này. Các nhà sản xuất gần như không bao giờ liệt kê những thành phần các chất phụ gia cho lớp chất nền của họ hoặc phát hành bất kỳ những công trình nghiên cứu thực nghiệm (experimental studies) nào hoặc đề xuất bất kỳ những học thuyết khoa học nào để giải thích các sản phẩm của họ hoạt động như thế nào hay tại sao như vậy. ý kiến của tôi về việc đó là các bạn có thể sao lục những kết quả này mà không bị mất chi phí cho những sản phẩm như vậy. Phần lớn các sản phẩm thương mại đều tránh các thành phần hữu cơ hoặc chỉ dùng chúng với một vi lượng rất nỏ.
Vôi đô-lô-mit (khoáng chất - dolomite lime) - là một loại khoáng sản kết tinh trong tự nhiên chủ yếu bao gồm can-xi và cac-bon-nat ma-nhê. Chúng được bán dưới dạng những viên nhỏ trong các cửa hàng bán dụng cụ làm vườn và đó là một nguồn cung cấp can-xi và ma-nhê rẻ nhưng rất khó hoà tan. Có thể đó không phải là một chất bổ sung tốt cho lớp chất nền và có thể được sử dụng một cách tiết kiệm nếu được dùng một ít. Vì chúng tan rất chậm nên sẽ rất khó kiểm soát hàm lượng can-xi, độ cứng, độ pH và tính kiềm. Can-xi và ma-nhê được hấp thụ tốt nhất từ trong nước thông qua lá cây. Bột cac-bon-nat can-xi, hay clo-rit can-xi hay sun-phat ma-nhê/cac-bon-nat ma-nhê/clo-rit ma-nhê tất cả đều là những lựa chọn tốt để có thể cho thêm chúng vào mỗi khi thay nước hoặc trong các liều lượng bổ sung hàng ngày và chúng có thể hoà tan một cách nhanh chóng ở trong nước. Vôi đô-lô-mit (dolomite lime) có thể được dùng để làm tăng độ pH của đất có tính a-xít quá mức. Các ion can-xi và ma-nhê sẽ thay thế các cation khác ở những khu vực trao đổi cation do đó tạm thời làm tăng các chất dinh dưỡng hiện có như ni-tơ (amôniăc) và ka-li.
Các chất phụ gia thương phẩm - Có thể bao gồm nhiều loại dá ong laterite khác nhau hoặc các chất liệu tương tự có giá thành cao. Các bạn có thể thu được những kết quả rất tốt khi sử dụng nhiều loại trong số này, tuy nhiên việc xem xét các sản phẩm thương mại (thương phẩm) đó không nằm trong phạm vi của bài viết này. Các nhà sản xuất gần như không bao giờ liệt kê những thành phần các chất phụ gia cho lớp chất nền của họ hoặc phát hành bất kỳ những công trình nghiên cứu thực nghiệm (experimental studies) nào hoặc đề xuất bất kỳ những học thuyết khoa học nào để giải thích các sản phẩm của họ hoạt động như thế nào hay tại sao như vậy. ý kiến của tôi về việc đó là các bạn có thể sao lục những kết quả này mà không bị mất chi phí cho những sản phẩm như vậy. Phần lớn các sản phẩm thương mại đều tránh các thành phần hữu cơ hoặc chỉ dùng chúng với một vi lượng rất nỏ.
Vôi đô-lô-mit (khoáng chất - dolomite lime) - là một loại khoáng sản kết tinh trong tự nhiên chủ yếu bao gồm can-xi và cac-bon-nat ma-nhê. Chúng được bán dưới dạng những viên nhỏ trong các cửa hàng bán dụng cụ làm vườn và đó là một nguồn cung cấp can-xi và ma-nhê rẻ nhưng rất khó hoà tan. Có thể đó không phải là một chất bổ sung tốt cho lớp chất nền và có thể được sử dụng một cách tiết kiệm nếu được dùng một ít. Vì chúng tan rất chậm nên sẽ rất khó kiểm soát hàm lượng can-xi, độ cứng, độ pH và tính kiềm. Can-xi và ma-nhê được hấp thụ tốt nhất từ trong nước thông qua lá cây. Bột cac-bon-nat can-xi, hay clo-rit can-xi hay sun-phat ma-nhê/cac-bon-nat ma-nhê/clo-rit ma-nhê tất cả đều là những lựa chọn tốt để có thể cho thêm chúng vào mỗi khi thay nước hoặc trong các liều lượng bổ sung hàng ngày và chúng có thể hoà tan một cách nhanh chóng ở trong nước. Vôi đô-lô-mit (dolomite lime) có thể được dùng để làm tăng độ pH của đất có tính a-xít quá mức. Các ion can-xi và ma-nhê sẽ thay thế các cation khác ở những khu vực trao đổi cation do đó tạm thời làm tăng các chất dinh dưỡng hiện có như ni-tơ (amôniăc) và ka-li.
Than bùn - Một loại đất gồm có một phần các thành phần của
cây bị mục rữa. Chúng được tìm thấy một cách điển hình ở các vùng đầm lầy hoặc
bãi lầy là nơi những điều kiện có tính a-xít đã ngăn chặn quá trình phân huỷ
hoàn toàn. Chúng chủ yếu bao gồm xen-lu-lô-za (cellulose) và chất gỗ
(lignin=linhin) và rất giàu các chất hữu cơ hoặc a-xít humic. Than bùn hoặc các
chất có bùn khác ở trong đất là rất quan trọng cho sự hình thành hệ sinh thái
sinh vật học phức tạp (complex biological ecosystem) của đất ngập nước ổn định.
Các chất có bùn và các cac-bon-nat tạo thành một phần quan trọng của hệ thống đệm
pH (pH buffering system). Số lượng chất liệu than bùn đáng muốn có đối với bất
kỳ một loại cây thuỷ sinh cụ thể nào đều có thể khác nhau. Than bùn kém sự
không ổn định (không bền) hơn các chất hữu cơ khác do bản chất có tính a-xít của
chúng và sức đề kháng lại sự mục rữa của xen-lu-lô-za và chất gỗ. Có một số loại
than bùn có đặc tính có thể khác nhau một cách đáng kể. Rêu nước (Sphagnum
moss) thường được bán như một loại bùn nhưng trên thực tế nó chưa trải qua quá
trình phân huỷ có tính a-xít và lọc các dưỡng chất mà bùn đầm lầy đích thực đã
phải trải qua. Những thí nghiệm của tôi đối với bùn rêu nước (Sphagnum peat
moss) đã chỉ ra rằng chúng không giải phóng một số lượng lớn các dưỡng chất,
tuy nhiên nó sẽ làm giảm đi khả năng ô-xy hoá của lớp chất nền một cách hoàn
toàn đáng kể và tạo ra những nồng độ cô đặc của sắt hoà tan cao hơn trong lớp
chất nền. Bùn có tính a-xít. Các loại bùn khác nhau thì tính chất a-xít của
chúng sẽ khác nhau một cách đáng kể. Loại bùn thông dụng nhất hiện có có thể là
loại bùn rêu nước Ca na đa (Canadian sphagnum peat moss) được thấy tại các cửa
hàng cung cấp dụng cụ làm vườn. Bùn rêu nước Ca na đa (Canadian sphagnum peat
moss) có độ pH trong khoảng từ 3.4 đến 4.8. Tính không ổn định (labileness) từ
cao xuống đến vừa phải. Nhu cầu về khí ô-xy từ vừa phải cho đến cao. Khả năng
ô-xy hoá thấp. Than bùn có khả năng trao đổi cation cao từ 100 đến 150 cmol/KG.
*Chú ý: Than bùn có tính chất a-xít được pha trộn với nhôm được tìm thấy ở trong đất sét có thể có đủ tính a-xít để tạo ra độc tính nhôm (Aluminum toxicity) nếu được dùng với số lượng lớn. Một số lượng nhỏ vôi đô-lô-mit (1 thìa cà phê/1ft2 (≈0,09M2) diện tích bể) được trộn với than bùn sẽ ngăn độ pH trở nên quá thấp. Cần lưu ý rằng than bùn và các chất hữu cơ khác cũng ngăn cản độc tính kim loại bằng cách hấp thụ các ion kim loại hoà tan.
Lớp phủ bằng lá cây - Được một số người sử dụng để trồng loại cây họ Cryptocorynes khó trồng. Lá của những chủng loại cây khác nhau có số lượng các hợp chất độc êm dịu (mildly toxic compounds) không giống nhau.
Xin tham khảo thêm bài của Jacobsen, Niels : Trồng một số loại cây họ Cryptocoryne khó trồng trong đất lá sồi giàu mùn (cultivation of some difficult Cryptocoryne species in humus-rich beech leaf-mould) Phần 5:5, Trang 133 - 137, Tháng 9/10- 1992 (Bài Cây Trồng trong Bể THUÛ SINH - Aqua Planta, 1-92). Những loại cây khác nhau không giống nhau về tính a-xít.
*Chú ý: Than bùn có tính chất a-xít được pha trộn với nhôm được tìm thấy ở trong đất sét có thể có đủ tính a-xít để tạo ra độc tính nhôm (Aluminum toxicity) nếu được dùng với số lượng lớn. Một số lượng nhỏ vôi đô-lô-mit (1 thìa cà phê/1ft2 (≈0,09M2) diện tích bể) được trộn với than bùn sẽ ngăn độ pH trở nên quá thấp. Cần lưu ý rằng than bùn và các chất hữu cơ khác cũng ngăn cản độc tính kim loại bằng cách hấp thụ các ion kim loại hoà tan.
Lớp phủ bằng lá cây - Được một số người sử dụng để trồng loại cây họ Cryptocorynes khó trồng. Lá của những chủng loại cây khác nhau có số lượng các hợp chất độc êm dịu (mildly toxic compounds) không giống nhau.
Xin tham khảo thêm bài của Jacobsen, Niels : Trồng một số loại cây họ Cryptocoryne khó trồng trong đất lá sồi giàu mùn (cultivation of some difficult Cryptocoryne species in humus-rich beech leaf-mould) Phần 5:5, Trang 133 - 137, Tháng 9/10- 1992 (Bài Cây Trồng trong Bể THUÛ SINH - Aqua Planta, 1-92). Những loại cây khác nhau không giống nhau về tính a-xít.
Phân com-pôt (phân xanh hoặc phân hữu cơ) - Sẽ gần như là toàn bộ chất hữu cơ trừ phi
phân com-pôt đã được trộn với đất khoáng (đó là một cách rất tốt để làm phân
hoàn chỉnh). Phân này có thể rất màu mỡ và chắc chắn là hoàn toàn không ổn định.
Số lượng phân com-pôt dư thừa có thể sẽ làm tăng thêm nhu cầu khí ô-xy và đó có
thể sẽ là một vấn đề đối với một số loài cá. Chúng cũng có thể góp phần tạo ra
một số lượng cao amôniăc và phôt-phát trong nước của bể thuỷ sinh mà có thể gây
ra những vấn đề trở ngại do tảo. Amôniăc được giải phóng ra có thể làm cho cây
phát triển nhanh nhưng hàm lượng amôniăc cao sẽ gây độc cho cá. ốc sên và cây
thuỵ hương (daphne = daphnia) có thể có sức đề kháng đối với amôniăc hơn một
chút so với cá. Phân bò phơi khô (dried cow dung) được nói đến trong một số bài
viết cũ trước đây về cách trồng cây thuỷ sinh được trộn một cách hạn chế với
cát hoặc đất. Có thể hơi có tính chất a-xít. Có khả năng trao đổi cation cao.
Có hàm lượng các chất dinh dưỡng vĩ mô (macro-nutrients) rất cao. Tính không ổn
định từ cao đến rất cao. Có nhu cầu ô-xy cao.
Chất thải (phân) của giun (earthworm castings) - Do giun tạo ra bởi vì chúng ăn thức ăn và bài tiết ra phân com-pôt hữu cơ. Tuỳ thuộc vào môi trường giun sống, cứt giun có số lượng các chất hữu cơ và chất khoáng khác nhau. Thông thường chúng có thể có +25% chất hữu cơ và rất màu mỡ. Đó là một nguồn đất mùn rất tốt và thường có thể được tìm thấy tại các trung tâm cung cấp dụng cụ làm vườn do vậy nên luôn có ở khắp nơi. Chúng có đặc tính tương tự như than bùn nhưng có thể có nồng độ cô đặc các chất dinh dưỡng cao hơn nhiều so với than bùn. Loại này luôn được dùng như là một hỗn hợp pha trộn với các chất liệu khác để làm lớp chất nền có các khoáng chất như đất bề mặt hoặc chất pha trộn giữa cát, đất sét, bùn phù sa. Có khả năng trao đổi cation cao. Có hàm lượng các chất dinh dưỡng vĩ mô rất cao. Tính không ổn định cao. Có nhu cầu ô-xy cao. Nếu được dùng, thì chúng nên được trộn lẫn với cát để làm giảm bớt đi sự màu mỡ của lớp chất nền.
*Chú ý: khối lượng dư thừa chất thải của giun có thể giải phóng đủ một lượng các chất dinh dưỡng vĩ mô làm tạo ra những vấn đề khó khăn gay gắt do rêu - tảo. Hãy dùng vừa phải. Chỉ được giới thiệu cho những người có sở thích chơi bể thuỷ sinh và có kinh nghiệm.
Chất thải (phân) của giun (earthworm castings) - Do giun tạo ra bởi vì chúng ăn thức ăn và bài tiết ra phân com-pôt hữu cơ. Tuỳ thuộc vào môi trường giun sống, cứt giun có số lượng các chất hữu cơ và chất khoáng khác nhau. Thông thường chúng có thể có +25% chất hữu cơ và rất màu mỡ. Đó là một nguồn đất mùn rất tốt và thường có thể được tìm thấy tại các trung tâm cung cấp dụng cụ làm vườn do vậy nên luôn có ở khắp nơi. Chúng có đặc tính tương tự như than bùn nhưng có thể có nồng độ cô đặc các chất dinh dưỡng cao hơn nhiều so với than bùn. Loại này luôn được dùng như là một hỗn hợp pha trộn với các chất liệu khác để làm lớp chất nền có các khoáng chất như đất bề mặt hoặc chất pha trộn giữa cát, đất sét, bùn phù sa. Có khả năng trao đổi cation cao. Có hàm lượng các chất dinh dưỡng vĩ mô rất cao. Tính không ổn định cao. Có nhu cầu ô-xy cao. Nếu được dùng, thì chúng nên được trộn lẫn với cát để làm giảm bớt đi sự màu mỡ của lớp chất nền.
*Chú ý: khối lượng dư thừa chất thải của giun có thể giải phóng đủ một lượng các chất dinh dưỡng vĩ mô làm tạo ra những vấn đề khó khăn gay gắt do rêu - tảo. Hãy dùng vừa phải. Chỉ được giới thiệu cho những người có sở thích chơi bể thuỷ sinh và có kinh nghiệm.
Đất sét gốm (Potting Soil) - Có xu hướng chứa một số lượng lớn bùn rêu nước
(Sphagnum peat moss) hoặc các chất hữu cơ khác và đất có không đủ các khoáng chất.
Loại đất này có thể được trộn với đất mặt tự nhiên, đất cái tự nhiên, cát hoặc
đất sét để dùng với tính chất đa dạng của cây trồng trong bể thuỷ sinh. Một số
loại họ cây như Crypts hoặc Echinodorus có thể phát triển mạnh trong môi trường
giàu chất hơn này. Tính không ổn định cao. Có độ phì nhiêu màu mỡ cao. Hơi có
tính a-xít. Có khả năng trao đổi cation cao. Có nhu cầu ô-xy cao.
Sắt vi hoá (Micronized iron) - Một chất bổ sung sắt thương phẩm (a commercial iron additive) có thể được cho thêm vào trong đất của bể thuỷ sinh để làm tăng thêm lượng sắt hiện có. Chúng thường có sẵn tại các trung tâm bán dụng cụ làm vườn với giá vào khoảng 10 đô la/1 pound (0,453 kg). Loại này nên dùng từng ít một và trộn kỹ với cát hoặc đất sét trong lớp phủ dưới đáy (bottom layer) của bể thuỷ sinh. Nếu dùng cùng với than bùn thì lượng than bùn cần được giảm xuống đến mức tối thiểu bởi vì a-xít humic từ than bùn và diện tích bề mặt cao của sắt vi hoá (micronized iron) có thể sẽ cho phép mức độ sắt quá cao được giải phóng vào trong nước của bể thuỷ sinh. Vì lý do này nên tôi nghĩ rằng sắt vi hoá (micronized iron) nên được dùng cho lớp phủ dưới đáy (bottom layer) và than bùn nên được dùng cho lớp phủ ở giữa (middle layer).
Các nguyên tố vi lượng tan chảy (FTE - Fritted Trace Elements) - Một chất bổ sung các vi chất dinh dưỡng thương phẩm (a commercial micro nutrient additive). Chúng thường có sẵn tại các trung tâm bán dụng cụ làm vườn với giá dưới 10 đô la/pound (0,453kg) và nên dùng hết sức hạn chế. Loại này có thể được sử dụng để cung cấp các vi chất dinh dưỡng vi lượng (trace micro nutrients) trong lớp chất nền. Chúng nên được dùng trong lớp phủ dưới đáy với tỷ lệ khoảng 1 thìa cà phê (5 ml) trên mỗi 4ft2 (1 ft2 = 0,09 m2) của diện tích bể thuỷ sinh.
Đất sét gốm giàu sắt (iron-rich pottery clay) - Không có chứa hàm lượng laterite sắt cao (high iron levels of laterite); tuy nhiên sắt có thể dễ bị ảnh hưởng hơn do kết cấu mịn (fine texture) của đất sét. Một loại đất sét mà tôi đã từng thử đó là Terrastone có hàm lượng sắt khoảng 4%. Xin xem phần lưu ý về đất sét. Bằng chứng thí nghiệm hiện nay cho thấy rằng đây là một sự lựa chọn tốt có giá thành thấp thay thế cho đá ong laterite.
*Chú ý: lớp chất nền có độ pH rất thấp có thể tạo ra nhôm (may cause aluminum) mà đó là điều rất phổ biến trong nhiều loại đất sét để hoà tan được do lượng than bùn dư thừa được sử dụng cùng với đất sét nhôm là điều nên tránh. Vôi đô-lô-mit có thể được trộn với than bùn nhằm làm tăng lượng pH để ngăn ngừa độc tố nhôm.
Than hoạt tính (Charcoal) hoặc cac-bon hoạt hoá (activated carbon) - Việc sử dụng các chất liệu này đã được giới thiệu trong một số cuốn sách về cây trồng trong bể thuỷ sinh, đặc biệt giành cho loại Aponogetons. Đôi khi than hoạt tính được sử dụng trong các loại đất ở trên mặt đất để giữ cho đất được "ngọt", đó là vì nó hấp thụ H2S. Chúng tôi có rất ít các thông tin thí nghiệm về loại chất liệu này.
Sắt vi hoá (Micronized iron) - Một chất bổ sung sắt thương phẩm (a commercial iron additive) có thể được cho thêm vào trong đất của bể thuỷ sinh để làm tăng thêm lượng sắt hiện có. Chúng thường có sẵn tại các trung tâm bán dụng cụ làm vườn với giá vào khoảng 10 đô la/1 pound (0,453 kg). Loại này nên dùng từng ít một và trộn kỹ với cát hoặc đất sét trong lớp phủ dưới đáy (bottom layer) của bể thuỷ sinh. Nếu dùng cùng với than bùn thì lượng than bùn cần được giảm xuống đến mức tối thiểu bởi vì a-xít humic từ than bùn và diện tích bề mặt cao của sắt vi hoá (micronized iron) có thể sẽ cho phép mức độ sắt quá cao được giải phóng vào trong nước của bể thuỷ sinh. Vì lý do này nên tôi nghĩ rằng sắt vi hoá (micronized iron) nên được dùng cho lớp phủ dưới đáy (bottom layer) và than bùn nên được dùng cho lớp phủ ở giữa (middle layer).
Các nguyên tố vi lượng tan chảy (FTE - Fritted Trace Elements) - Một chất bổ sung các vi chất dinh dưỡng thương phẩm (a commercial micro nutrient additive). Chúng thường có sẵn tại các trung tâm bán dụng cụ làm vườn với giá dưới 10 đô la/pound (0,453kg) và nên dùng hết sức hạn chế. Loại này có thể được sử dụng để cung cấp các vi chất dinh dưỡng vi lượng (trace micro nutrients) trong lớp chất nền. Chúng nên được dùng trong lớp phủ dưới đáy với tỷ lệ khoảng 1 thìa cà phê (5 ml) trên mỗi 4ft2 (1 ft2 = 0,09 m2) của diện tích bể thuỷ sinh.
Đất sét gốm giàu sắt (iron-rich pottery clay) - Không có chứa hàm lượng laterite sắt cao (high iron levels of laterite); tuy nhiên sắt có thể dễ bị ảnh hưởng hơn do kết cấu mịn (fine texture) của đất sét. Một loại đất sét mà tôi đã từng thử đó là Terrastone có hàm lượng sắt khoảng 4%. Xin xem phần lưu ý về đất sét. Bằng chứng thí nghiệm hiện nay cho thấy rằng đây là một sự lựa chọn tốt có giá thành thấp thay thế cho đá ong laterite.
*Chú ý: lớp chất nền có độ pH rất thấp có thể tạo ra nhôm (may cause aluminum) mà đó là điều rất phổ biến trong nhiều loại đất sét để hoà tan được do lượng than bùn dư thừa được sử dụng cùng với đất sét nhôm là điều nên tránh. Vôi đô-lô-mit có thể được trộn với than bùn nhằm làm tăng lượng pH để ngăn ngừa độc tố nhôm.
Than hoạt tính (Charcoal) hoặc cac-bon hoạt hoá (activated carbon) - Việc sử dụng các chất liệu này đã được giới thiệu trong một số cuốn sách về cây trồng trong bể thuỷ sinh, đặc biệt giành cho loại Aponogetons. Đôi khi than hoạt tính được sử dụng trong các loại đất ở trên mặt đất để giữ cho đất được "ngọt", đó là vì nó hấp thụ H2S. Chúng tôi có rất ít các thông tin thí nghiệm về loại chất liệu này.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC
Kết cấu - Tham khảo kích cỡ của các phần tử lượng (particles). Thường là một sự pha trộn. Đất sét rất mịn về mặt kết cấu (<2 micron), bùn phù sa thì vừa phải (50 micron đến 2 micron) và cát thì to, thô (2 mm đến 0,05 mm). Cát sỏi tinh mịn (fine gravel) có thể được xem như có kích cỡ khoảng 2 - 4 mm. Một sự pha trộn giữa các phần tử cát, bùn phù sa và đất sét là rất thông dụng. Kết cấu quá mịn sẽ không cho phép sự khuếch tán của các chất dinh dưỡng, nước hoặc ô-xy và có thể làm cho rắn chắc tại những chỗ làm cản trở sự xâm nhập của rễ cây. Kết cấu quá to, thô thì sẽ không tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho các rễ con (rễ tơ - root hair) được tiếp xúc tốt và sẽ không kích thích sự phát triển của rễ hoặc sự phát triển của cây. Một số cách thiết kế lớp chất nền đòi hỏi phải có kết cấu to, thô để tạo thuận lợi cho sự lưu thông; tuy nhiên điều này có thể sẽ không tốt đối với những lớp chất nền hữu cơ hoặc giàu chất dinh dưỡng.
Tỷ trọng (độ đậm đặc - density) - Bị ảnh hưởng mạnh bởi tổng lượng các chất hữu cơ, quá đặc chắc và tính dễ thấm cũng bị ảnh hưởng. Vật liệu làm chất nền có quá nhiều chất hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng thể tích chất dinh dưỡng và làm cho các chất dinh dưỡng trở nên ít có sẵn cho rễ cây.
Hàm lượng cac-bon-nat (carbonat content) - là số lượng muối cac-bon-nat (CaCO3, MgCO3) có ở trong lớp chất nền. Những loại khoáng chất này có thể có tác động lớn đến cấu trúc pH của nước ( water pH chemistry). Việc thay đổi mức độ cứng của cac-bon-nat sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của các bộ phận kiểm tra CO2 tự động dựa trên trị giá của độ cứng cac-bon-nat không đổi (bất biến) nhằm đạt tới một hàm lượng CO2¬ mong muốn.
Chất hữu cơ - Là những chất chuyển hoá từ các cơ thể sống (living organisms). Cây cần phải được cung cấp nhiều loại dinh dưỡng để phát triển và đó là những chất dinh dưỡng được giải phóng ra trong quá trình phân huỷ của vi khuẩn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những chất lắng xuống tự nhiên (natural sediments) có tỷ lệ là 5% trên trọng lượng của chất hữu cơ là tốt nhất cho những loại cây đã được nghiên cứu này. Những loại cây khác nhau có thể sẽ ưa thích nồng độ cô đặc của các chất hữu cơ không giống nhau. Các loại cây họ Cryptocorynes và họ Echinodorus có thể mọc tốt trong điều kiện nồng độ cô đặc cao hơn; tuy nhiên chúng tôi có thể cho rằng sẽ có nhiều vấn đề về tính chất hay thay đổi và quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ tạo ra những cụm hoa tảo xanh đơn bào. Không phải tất cả các loại chất hữu cơ đều cần bởi vì chúng khác nhau về tính không ổn định (xem thêm phần về tính không ổn định). Chất hữu cơ mà gần như được phân huỷ hoàn toàn thì nói chung là được ưa thích hơn (vì tính không ổn định thấp). Tất cả các chất hữu cơ sẽ giải phóng ra nhiều loại hữu cơ khác nhau hoặc các loại a-xít humic trong quá trình phân huỷ. Những a-xít này sẽ có ảnh hưởng tới độ chính xác của việc đo nồng độ cô đặc CO2 dựa trên độ pH. Tác động này sẽ tăng lên cùng với số lượng a-xít humic trong dung dịch nên những người chơi bể thuỷ sinh cần phải chú ý tới tác động này. Họ có thể sẽ phải xem xét tới việc kiểm tra tỷ lệ bơm khí CO2 theo tỷ lệ bong bóng khí nếu họ lựa chọn việc sử dụng chất hữu cơ.
Hàm lượng chất bùn (humic material content) - Là tỷ lệ chất hữu cơ đã gần như tới giai đoạn phân huỷ hoàn toàn. Đất mùn chủ yếu bao gồm thành phần các vách tế bào cây (plant cell walls) là nơi tạo sức bền về cấu trúc, chất gỗ (lignin) và xen-lu-lo (cellulose) của cây. Chủng loại các chất nền bằng bùn là rất khác nhau và vô cùng phức tạp. Chúng có khả năng trao đổi cation là vô cùng cao. Khả năng trao đổi cation của đất mùn là độ pH phụ thuộc và sẽ thấp khi có độ pH thấp. Điều này là rất đáng phải có bởi vì nó cho phép các rễ tơ của cây tiết ra các a-xít hữu cơ để giải phóng các ion chất dinh dưỡng đã được chất bùn hấp thụ.
Kết cấu - Tham khảo kích cỡ của các phần tử lượng (particles). Thường là một sự pha trộn. Đất sét rất mịn về mặt kết cấu (<2 micron), bùn phù sa thì vừa phải (50 micron đến 2 micron) và cát thì to, thô (2 mm đến 0,05 mm). Cát sỏi tinh mịn (fine gravel) có thể được xem như có kích cỡ khoảng 2 - 4 mm. Một sự pha trộn giữa các phần tử cát, bùn phù sa và đất sét là rất thông dụng. Kết cấu quá mịn sẽ không cho phép sự khuếch tán của các chất dinh dưỡng, nước hoặc ô-xy và có thể làm cho rắn chắc tại những chỗ làm cản trở sự xâm nhập của rễ cây. Kết cấu quá to, thô thì sẽ không tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho các rễ con (rễ tơ - root hair) được tiếp xúc tốt và sẽ không kích thích sự phát triển của rễ hoặc sự phát triển của cây. Một số cách thiết kế lớp chất nền đòi hỏi phải có kết cấu to, thô để tạo thuận lợi cho sự lưu thông; tuy nhiên điều này có thể sẽ không tốt đối với những lớp chất nền hữu cơ hoặc giàu chất dinh dưỡng.
Tỷ trọng (độ đậm đặc - density) - Bị ảnh hưởng mạnh bởi tổng lượng các chất hữu cơ, quá đặc chắc và tính dễ thấm cũng bị ảnh hưởng. Vật liệu làm chất nền có quá nhiều chất hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng thể tích chất dinh dưỡng và làm cho các chất dinh dưỡng trở nên ít có sẵn cho rễ cây.
Hàm lượng cac-bon-nat (carbonat content) - là số lượng muối cac-bon-nat (CaCO3, MgCO3) có ở trong lớp chất nền. Những loại khoáng chất này có thể có tác động lớn đến cấu trúc pH của nước ( water pH chemistry). Việc thay đổi mức độ cứng của cac-bon-nat sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của các bộ phận kiểm tra CO2 tự động dựa trên trị giá của độ cứng cac-bon-nat không đổi (bất biến) nhằm đạt tới một hàm lượng CO2¬ mong muốn.
Chất hữu cơ - Là những chất chuyển hoá từ các cơ thể sống (living organisms). Cây cần phải được cung cấp nhiều loại dinh dưỡng để phát triển và đó là những chất dinh dưỡng được giải phóng ra trong quá trình phân huỷ của vi khuẩn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những chất lắng xuống tự nhiên (natural sediments) có tỷ lệ là 5% trên trọng lượng của chất hữu cơ là tốt nhất cho những loại cây đã được nghiên cứu này. Những loại cây khác nhau có thể sẽ ưa thích nồng độ cô đặc của các chất hữu cơ không giống nhau. Các loại cây họ Cryptocorynes và họ Echinodorus có thể mọc tốt trong điều kiện nồng độ cô đặc cao hơn; tuy nhiên chúng tôi có thể cho rằng sẽ có nhiều vấn đề về tính chất hay thay đổi và quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ tạo ra những cụm hoa tảo xanh đơn bào. Không phải tất cả các loại chất hữu cơ đều cần bởi vì chúng khác nhau về tính không ổn định (xem thêm phần về tính không ổn định). Chất hữu cơ mà gần như được phân huỷ hoàn toàn thì nói chung là được ưa thích hơn (vì tính không ổn định thấp). Tất cả các chất hữu cơ sẽ giải phóng ra nhiều loại hữu cơ khác nhau hoặc các loại a-xít humic trong quá trình phân huỷ. Những a-xít này sẽ có ảnh hưởng tới độ chính xác của việc đo nồng độ cô đặc CO2 dựa trên độ pH. Tác động này sẽ tăng lên cùng với số lượng a-xít humic trong dung dịch nên những người chơi bể thuỷ sinh cần phải chú ý tới tác động này. Họ có thể sẽ phải xem xét tới việc kiểm tra tỷ lệ bơm khí CO2 theo tỷ lệ bong bóng khí nếu họ lựa chọn việc sử dụng chất hữu cơ.
Hàm lượng chất bùn (humic material content) - Là tỷ lệ chất hữu cơ đã gần như tới giai đoạn phân huỷ hoàn toàn. Đất mùn chủ yếu bao gồm thành phần các vách tế bào cây (plant cell walls) là nơi tạo sức bền về cấu trúc, chất gỗ (lignin) và xen-lu-lo (cellulose) của cây. Chủng loại các chất nền bằng bùn là rất khác nhau và vô cùng phức tạp. Chúng có khả năng trao đổi cation là vô cùng cao. Khả năng trao đổi cation của đất mùn là độ pH phụ thuộc và sẽ thấp khi có độ pH thấp. Điều này là rất đáng phải có bởi vì nó cho phép các rễ tơ của cây tiết ra các a-xít hữu cơ để giải phóng các ion chất dinh dưỡng đã được chất bùn hấp thụ.
CEC - Khả năng trao đổi cation. Khả năng giành và
giữ được các dưỡng chất có ion dương (positive ions - ion+) như ma-nhê (Mg),
man-gan (Mn), sắt (Fe), đồng (Cu), bo (can-xi (Ca), kali (K), kẽm (Zn), mô-lyp-đen (Mo), cô-ban
(Co), nat-tri (Na) và ni-ken (Ni) cũng như ni-tơ (N) trong cation NH4+. Đơn vị
đo lường là cmol/kg (hoặc là meg/100 gram tương đương).
"Sự phong phú các cation dinh dưỡng này được giữ lại ở trong lớp chất nền sẽ được cây khai thác sử dụng, chúng sẽ tạo thành một nhà kho chứa các chất dinh dưỡng và ngăn không cho tan vào trong nước. Với việc trao đổi cation, các ion H+ sẽ được giải phóng ra khỏi rễ tơ của cây, và đến lượt mình các ion H+ sẽ trao đổi với các ion chất dinh dưỡng đã được hấp thụ trên bề mặt các phần tử đất sét, thúc đẩy các chất dinh dưỡng vào trong dung dịch để tại đây chúng có thể được cây tiêu hoá. Như một nguyên tắc chung, khả năng cầm giữ cation của đất trong những tình thế sẵn sàng có thể trao đổi được cần được xem xét cẩn thận trong việc nuôi dưỡng cây. Khả năng này cần được đo lường về mặt số lượng theo đơn vị centimoles của trạng thái khối lượng có khả năng trao đổi trên mỗi kg của lớp chất nền và điều đó được gọi là khả năng trao đổi cation (CEC). Dưới đây là bảng biểu về khả năng trao đổi cation gần đúng của các chất hữu cơ và một số loại đất sét thông dụng khác nhau được lấy gần độ pH=7.0
Khả năng trao đổi cation (CEC) của một số chất thông dụng: Được căn cứ theo bảng sau:
Thành phần đất (cmol/kg)/ Khả năng trao đổi cation (CEC)
- Đất mùn (humus) / 200
- Than bùn (peat) / 100-150
- Chất khoáng bón cây (vermiculite) / 150
- Sét tẩy bẩn (smectites) / 100
- Il-lít (illite) / 30
- Clo-rit (chlorite) / 30
- Kao lanh (kaolinite) / 8
- Ô-xít sắt, ô-xít nhôm (lac-tơ-rit - laterite) / 4
Các cation khác nhau thì sự hấp thụ cũng sẽ khác nhau.
Khả năng hấp thụ các cation
Al > H > Ca > Mg > K > Na
(* Nguồn: Jim Kelly từ những thông tin về cơ bản ông thu thập được qua cuốn "Bản chất Tự nhiên và Các Đặc tính của Đất" của tác giả N.C. Brady).
"Sự phong phú các cation dinh dưỡng này được giữ lại ở trong lớp chất nền sẽ được cây khai thác sử dụng, chúng sẽ tạo thành một nhà kho chứa các chất dinh dưỡng và ngăn không cho tan vào trong nước. Với việc trao đổi cation, các ion H+ sẽ được giải phóng ra khỏi rễ tơ của cây, và đến lượt mình các ion H+ sẽ trao đổi với các ion chất dinh dưỡng đã được hấp thụ trên bề mặt các phần tử đất sét, thúc đẩy các chất dinh dưỡng vào trong dung dịch để tại đây chúng có thể được cây tiêu hoá. Như một nguyên tắc chung, khả năng cầm giữ cation của đất trong những tình thế sẵn sàng có thể trao đổi được cần được xem xét cẩn thận trong việc nuôi dưỡng cây. Khả năng này cần được đo lường về mặt số lượng theo đơn vị centimoles của trạng thái khối lượng có khả năng trao đổi trên mỗi kg của lớp chất nền và điều đó được gọi là khả năng trao đổi cation (CEC). Dưới đây là bảng biểu về khả năng trao đổi cation gần đúng của các chất hữu cơ và một số loại đất sét thông dụng khác nhau được lấy gần độ pH=7.0
Khả năng trao đổi cation (CEC) của một số chất thông dụng: Được căn cứ theo bảng sau:
Thành phần đất (cmol/kg)/ Khả năng trao đổi cation (CEC)
- Đất mùn (humus) / 200
- Than bùn (peat) / 100-150
- Chất khoáng bón cây (vermiculite) / 150
- Sét tẩy bẩn (smectites) / 100
- Il-lít (illite) / 30
- Clo-rit (chlorite) / 30
- Kao lanh (kaolinite) / 8
- Ô-xít sắt, ô-xít nhôm (lac-tơ-rit - laterite) / 4
Các cation khác nhau thì sự hấp thụ cũng sẽ khác nhau.
Khả năng hấp thụ các cation
Al > H > Ca > Mg > K > Na
(* Nguồn: Jim Kelly từ những thông tin về cơ bản ông thu thập được qua cuốn "Bản chất Tự nhiên và Các Đặc tính của Đất" của tác giả N.C. Brady).
PH - Đo nồng độ cô đặc của các ion hy-đrô. Độ pH
càng thấp thì nồng độ cô đặc của các ion H+ trong dung dịch càng cao. Độ pH tác
động rất lớn đến các phản ứng hoá học và các quá trình sinh học. Độ pH thấp ở
trong lớp chất nền sẽ cản trở hoạt động sinh học vi mô và ngăn cản việc tiếp nhận
chất dinh dưỡng của rễ cây. Độ pH cao sẽ thuận lợi cho một số loại vi khuẩn và
phản ứng hoá học không thích hợp và có thể tạo ra những điều kiện độc hại cho
cây, cá và những thuỷ sinh vật khác. Các chất dinh dưỡng vĩ mô (nat-tri,
can-xi, ma-nhê, lưu huỳnh, phốt-pho, ka li) phần lớn đều có sẵn từ 6-7 độ pH.
Các vi chất dinh dưỡng (sắt, mang-gan, kẽm, đồng, cô-ban) có sẵn hơn ở độ pH thấp.
Dưới 6 độ pH có thể dẫn đến độc tính nhôm từ trong đất sét (si-li-cat nhôm).
Tính kiềm (alkalinity) - Đo số lượng các kim loại có tính kiềm của đất (can-xi, ma-nhê) và các kim loại có tính kiềm khác (kali, phốt-pho v.v...) trong các hợp chất. Nói chung, chúng thường được kết hợp với độ pH cao hơn.
Tính chất đầy đủ của khoáng chất (mineral completeness) - Để đo có bao nhiêu khoáng chất vi lượng (trace minerals) hiện hữu và có sẵn ở trong đất.
Các chất dinh dưỡng N-P-K - Để đo các loại chất dinh dưỡng chủ yếu mà chúng giữ một vị trí chủ chốt trong sự màu mỡ. Những loại chất dinh dưỡng này có thể được bổ sung bằng các loại phân hoá học cho dù điều này có thể là không cần thiết trong một vài tháng đầu tiên của một lớp chất nền hữu cơ.
Trạng thái rỗ, xốp (porosity) hoặc tính chất thấm được (permeability) - Để đo xem nước hoặc các chất dinh dưỡng hoà tan có thể khuếch tán qua lớp chất nền nhanh như thế nào. Tính chất thấm được cao (cho phép sự khuếch tán nhanh chóng) thực sự là không đáng muốn có ở trong một lớp chất nền màu mỡ bởi vì nó sẽ cho phép các chất dinh dưỡng thoát vào trong nước một cách nhanh chóng hơn. Các loại đất trên cạn cần phải tơi, xốp để cho phép khí ô-xy lưu thông được trong đất. Khí ô-xy không đủ sẽ gây ra những điều kiện độc hại mà còn có thể giết chết rất nhiều loại cây trên cạn. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với cây thuỷ sinh bởi vì chúng hoàn toàn thích nghi với môi trường kỵ khí.
Tính không ổn định hoặc tính dễ biến đổi (labileness or lability) - Để đo một chất hữu cơ không ổn định như thế nào về khía cạnh xu hướng phân huỷ của chúng. Mô động vật (animal tissue), thực phẩm, phân (cứt) hoặc phân bón đều rất không ổn định và sẽ phân huỷ một cách nhanh chóng và tiêu thụ một số lượng lớn khí ô-xy, giải phóng ra nhiều loại sản phẩm phân huỷ và có thể có một số loại vi khuẩn phụ độc hại khác ( supporting possibly toxic bacteria). Chất bùn là chất hữu cơ có tính chất không ổn định thấp nhất. Cần lưu ý rằng sự phì nhiêu màu mỡ có tương quan cao với tính chất không ổn định (labileness).
Tính kiềm (alkalinity) - Đo số lượng các kim loại có tính kiềm của đất (can-xi, ma-nhê) và các kim loại có tính kiềm khác (kali, phốt-pho v.v...) trong các hợp chất. Nói chung, chúng thường được kết hợp với độ pH cao hơn.
Tính chất đầy đủ của khoáng chất (mineral completeness) - Để đo có bao nhiêu khoáng chất vi lượng (trace minerals) hiện hữu và có sẵn ở trong đất.
Các chất dinh dưỡng N-P-K - Để đo các loại chất dinh dưỡng chủ yếu mà chúng giữ một vị trí chủ chốt trong sự màu mỡ. Những loại chất dinh dưỡng này có thể được bổ sung bằng các loại phân hoá học cho dù điều này có thể là không cần thiết trong một vài tháng đầu tiên của một lớp chất nền hữu cơ.
Trạng thái rỗ, xốp (porosity) hoặc tính chất thấm được (permeability) - Để đo xem nước hoặc các chất dinh dưỡng hoà tan có thể khuếch tán qua lớp chất nền nhanh như thế nào. Tính chất thấm được cao (cho phép sự khuếch tán nhanh chóng) thực sự là không đáng muốn có ở trong một lớp chất nền màu mỡ bởi vì nó sẽ cho phép các chất dinh dưỡng thoát vào trong nước một cách nhanh chóng hơn. Các loại đất trên cạn cần phải tơi, xốp để cho phép khí ô-xy lưu thông được trong đất. Khí ô-xy không đủ sẽ gây ra những điều kiện độc hại mà còn có thể giết chết rất nhiều loại cây trên cạn. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với cây thuỷ sinh bởi vì chúng hoàn toàn thích nghi với môi trường kỵ khí.
Tính không ổn định hoặc tính dễ biến đổi (labileness or lability) - Để đo một chất hữu cơ không ổn định như thế nào về khía cạnh xu hướng phân huỷ của chúng. Mô động vật (animal tissue), thực phẩm, phân (cứt) hoặc phân bón đều rất không ổn định và sẽ phân huỷ một cách nhanh chóng và tiêu thụ một số lượng lớn khí ô-xy, giải phóng ra nhiều loại sản phẩm phân huỷ và có thể có một số loại vi khuẩn phụ độc hại khác ( supporting possibly toxic bacteria). Chất bùn là chất hữu cơ có tính chất không ổn định thấp nhất. Cần lưu ý rằng sự phì nhiêu màu mỡ có tương quan cao với tính chất không ổn định (labileness).
Nhu cầu về khí ô-xy - Có liên quan mật thiết đến tính chất không ổn
định. Nhu cầu về khí ô-xy quá nhiều có thể tạo ra một sự thiếu hụt khí ô-xy ở
trong nước của bể thuỷ sinh. Nhu cầu ô-xy vừa phải sẽ làm tăng lượng CO2 của nước
trong bể thuỷ sinh và nước ở giữa các khe hở của lớp chất nền. Nhu cầu khí ô-xy
từ mức vừa phải cho tới thấp sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giảm
lượng sắt và man-gan xuống tới trạng thái có thể hoà tan được.
Khả năng khử và quá trình ô-xy hoá (redox potential) - Khả năng làm giảm quá trình ô-xy hoá (ORP = Oxidation Reduction Potential). Việc đo toàn bộ số lượng và tỷ lệ của các loại hoá chất khác nhau hoạt động như những thành phần cho hoặc tiếp nhận các electron. Về khía cạnh thực tiễn, việc này xác định nồng độ cô đặc của các dạng hoá chất khác nhau đưa đến từ các phản ứng hoá học và phản ứng sinh hoá ở trong lớp chất nền. Sự có mặt của khí ô-xy hoặc những loại hoá chất có tình trạng quá trình ô-xy hoá cao như ni-trat sẽ làm tăng khả năng khử và quá trình ô-xy hoá. Việc không có khí ô-xy v.v... và sự có mặt của những loại hoá chất có tình trạng quá trình ô-xy hoá thấp (the presence of low oxidance state chemicals) như các ion sun-phit hoặc a-mô-ni-ăc sẽ làm giảm xuống thấp khả năng khử và quá trình ô-xy hoá. Khả năng khử và quá trình ô-xy hoá thấp sẽ làm tăng mạnh khả năng hoà tan của những khoáng chất như sắt và man-gan là những chất có thể làm thay đổi tình trạng quá trình ô-xy hoá. Nó cũng tạo thuận lợi cho nồng độ cô đặc của a-mô-ni-ăc từ các phản ứng ni-trat và điều này làm tăng khả năng sẵn có của ni-tơ và phốt-pho cho cây trồng. Khả năng khử và quá trình ô-xy hoá rất thấp sẽ sản sinh ra các sun-phít độc hại từ sun-phát.
Sun-phua (sulfur) - Là một trong những chất dinh dưỡng vĩ mô cần thiết. Số lượng dư thừa các hợp chất sun-phua trong lớp chất nền có thể dẫn tới việc sản sinh ra khí H2S độc hại. Việc này có thể phát sinh ra từ việc sử dụng bừa bãi các loại phân bón có sun-phát và các chất hữu cơ giàu lượng sun-phua dư thừa như phân hoá học (manure).
Khả năng khử và quá trình ô-xy hoá (redox potential) - Khả năng làm giảm quá trình ô-xy hoá (ORP = Oxidation Reduction Potential). Việc đo toàn bộ số lượng và tỷ lệ của các loại hoá chất khác nhau hoạt động như những thành phần cho hoặc tiếp nhận các electron. Về khía cạnh thực tiễn, việc này xác định nồng độ cô đặc của các dạng hoá chất khác nhau đưa đến từ các phản ứng hoá học và phản ứng sinh hoá ở trong lớp chất nền. Sự có mặt của khí ô-xy hoặc những loại hoá chất có tình trạng quá trình ô-xy hoá cao như ni-trat sẽ làm tăng khả năng khử và quá trình ô-xy hoá. Việc không có khí ô-xy v.v... và sự có mặt của những loại hoá chất có tình trạng quá trình ô-xy hoá thấp (the presence of low oxidance state chemicals) như các ion sun-phit hoặc a-mô-ni-ăc sẽ làm giảm xuống thấp khả năng khử và quá trình ô-xy hoá. Khả năng khử và quá trình ô-xy hoá thấp sẽ làm tăng mạnh khả năng hoà tan của những khoáng chất như sắt và man-gan là những chất có thể làm thay đổi tình trạng quá trình ô-xy hoá. Nó cũng tạo thuận lợi cho nồng độ cô đặc của a-mô-ni-ăc từ các phản ứng ni-trat và điều này làm tăng khả năng sẵn có của ni-tơ và phốt-pho cho cây trồng. Khả năng khử và quá trình ô-xy hoá rất thấp sẽ sản sinh ra các sun-phít độc hại từ sun-phát.
Sun-phua (sulfur) - Là một trong những chất dinh dưỡng vĩ mô cần thiết. Số lượng dư thừa các hợp chất sun-phua trong lớp chất nền có thể dẫn tới việc sản sinh ra khí H2S độc hại. Việc này có thể phát sinh ra từ việc sử dụng bừa bãi các loại phân bón có sun-phát và các chất hữu cơ giàu lượng sun-phua dư thừa như phân hoá học (manure).
Sắt - Khả năng sẵn có của sắt ở trong đất phụ thuộc
vào việc sắt có bao nhiêu ở trong đất và khí ô-xy rễ cây sử dụng ở trong lớp chất
nền mà sẽ làm giảm mạnh khả năng sẵn có của sắt do lớp chất nền đã trở thành
khu vực giới hạn rễ cây. Chắc chắn là các bạn sẽ cần phải sử dụng đến sự bổ
sung nước ngậm sắt (additions of chelated Fe water) trong một hệ thống phân hoá
học. Một số loại cây, đặc biệt nhất là cây họ Cryptocorynes, có thể có những
phương pháp hút sắt từ trong lớp chất nền cho dù trong những điều kiện khí ô-xy
cao theo như những quan sát của Paul Krombholz. Sắt có rất nhiều trong phần lớn
các loại đất và có sẵn trong những loại chất liệu có kết cấu tinh, mịn như những
loại chất liệu có chứa đất sét. Các loại đất đá ong lac-tơ-rit (lateritic
soils) có thể có hàm lượng sắt tới 300mg/g (chiếm 30% theo trọng lượng). Những
giá trị ở giữa hoặc tiêu biểu cho tất cả các loại đất và các trầm tích
(sediments) được mô tả là 40mg/g (theo bài viết của Diana Walstad "Sắt Chất
Dinh dưỡng Hạn chế đối với Tảo?" trong TAG 6:4).Những chất liệu có kết cấu
thô như cát và sỏi sẽ không thể cung cấp được sắt. Các loại đá ong laterite có
hạt vào thời gian ban đầu có thể cung cấp được sắt nhưng kết cấu của chúng lại
không đủ mịn để cung cấp được sắt trong một thời gian dài hơn.
Sắt phải được hoà tan để có thể có được sẵn cho phần lớn các loại cây. Chúng sẽ không hoà tan tính chất hoá học của nó giảm xuống thành Fe++ (ion sắt). Điều đó đòi hỏi việc không có khí ô-xy gây ra do các vi khuẩn kỵ khí hoạt động trong chất liệu hữu cơ (có nghĩa là than bùn). Các loại vi khuẩn kỵ khí đặc biệt cũng phải chịu trách nhiệm đối với việc làm giảm lượng sắt. A-xít humic của than bùn cũng ngăn cản các ion sắt (Fe++) không bị ô-xy hoá và kết tủa, ngưng tụ (thoát ra khỏi dung dịch) bằng cách gắn kết với ion sắt đã được hoà tan (một quá trình được gọi là kẹp = a process called chelation).
A-xít humic : Tác động lên độ pH và nước. Các biện pháp đo kiểm tra khí CO¬2 và độ cứng sẽ bị ảnh hưởng bởi a-xít humic bởi vì chúng thường là a-xít hoặc chuẩn độ dung dịch ba-zơ (base titrations). A-xít humic thì tinh khiết (fine) trong những nồng độ cô đặc nhỏ và chúng ta cần phải cẩn thận kiểm tra nồng độ cô đặc của chúng bằng việc thay nước thường xuyên và có thể là bằng cách dùng các bộ lọc cac-bon hoạt tính.
Sắt phải được hoà tan để có thể có được sẵn cho phần lớn các loại cây. Chúng sẽ không hoà tan tính chất hoá học của nó giảm xuống thành Fe++ (ion sắt). Điều đó đòi hỏi việc không có khí ô-xy gây ra do các vi khuẩn kỵ khí hoạt động trong chất liệu hữu cơ (có nghĩa là than bùn). Các loại vi khuẩn kỵ khí đặc biệt cũng phải chịu trách nhiệm đối với việc làm giảm lượng sắt. A-xít humic của than bùn cũng ngăn cản các ion sắt (Fe++) không bị ô-xy hoá và kết tủa, ngưng tụ (thoát ra khỏi dung dịch) bằng cách gắn kết với ion sắt đã được hoà tan (một quá trình được gọi là kẹp = a process called chelation).
A-xít humic : Tác động lên độ pH và nước. Các biện pháp đo kiểm tra khí CO¬2 và độ cứng sẽ bị ảnh hưởng bởi a-xít humic bởi vì chúng thường là a-xít hoặc chuẩn độ dung dịch ba-zơ (base titrations). A-xít humic thì tinh khiết (fine) trong những nồng độ cô đặc nhỏ và chúng ta cần phải cẩn thận kiểm tra nồng độ cô đặc của chúng bằng việc thay nước thường xuyên và có thể là bằng cách dùng các bộ lọc cac-bon hoạt tính.
GIAI ĐOẠN CHUYỂN HOÁ SAU THỜI KỲ NGẬP NƯỚC CỦA
CHẤT NỀN
Một điều nữa cần phải nhớ về các lớp chất nền hữu cơ và các lớp chất nền bằng đất nói chung đó là việc chúng sẽ phải trải qua một thời kỳ chuyển hoá (transition period) kéo dài một vài tháng ngay sau giai đoạn ngập nước ban đầu. Trong thời gian này, phụ thuộc vào số lượng và chủng loại chất hữu cơ, sẽ có rất nhiều hoạt động của vi khuẩn và sự giải phóng ra một số các hợp chất nhất định mà không phải tất cả các loại cây đều được chuẩn bị để đương đầu với chúng một cách như nhau. Cây thuỷ sinh thích nghi với việc làm này bằng cách dẫn khí ô-xy vào hệ thống rễ của chúng thông qua những rãnh không khí trong cây (air channels) được gọi là mô khí (aerenchyma). Khí ô-xy này sẽ khuếch tán từ trong rễ và giải độc cho nhiều hợp chất có hại như a-mô-ni-ắc, H¬2S hoặc lượng sắt dư thừa.
Một số loại cây họ Crypts, Alternanthera spp và Lobelia (có rễ và lá dày) là nhóm cây cư trú đầu tiên nhanh nhất trong đất có chất hữu cơ cao đang chuyển hoá, tiếp ngay sau đó là cây họ Hygrophila spp và Bacopa . Điều này có thể liên quan nhiều hơn tới việc tạo dựng lại bể bằng cách tẩy rửa và những loại cây có thân cuống và lá dày, rậm thì sẽ có thuận lợi lớn. Trong thời kỳ chuyển hoá tôi nghĩ rằng cây cũng rất nhạy cảm đối với việc có quá nhiều lá cây bị hái bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo ra khí ô-xy cần có để bảo vệ rễ cây của chúng. Có thể tốt nhất là nên dùng những loại cây khoẻ mạnh cho bể thuỷ sinh không bị mắc các loại tảo khác trong thời gian trồng cây ban đầu. Các bạn thực sự không muốn đưa vào bất kỳ loại tảo nào có nhiều sợi nhỏ và những loại cây được trồng sạch sẽ, phát triển nhanh thì tốt đối với việc tiêu thụ sớm và với số lượng cao các chất dinh dưỡng có thể được giải phóng ra.
Một trở ngại khác của thời kỳ chuyển hoá đó là khả năng giải phóng ra a-mô-ni-ắc do kết quả của quá trình giảm bớt vi khuẩn nhờ ni-trat có ở trong lớp chất nền. A-mô-ni-ắc này có thể là một sự hỗ trợ dinh dưỡng to lớn đối với cây để bạn có thể quan sát thấy được những triệu chứng thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác có nguyên nhân do sự phát triển nhanh chóng của cây. A-mô-ni-ắc cũng có thể là một trở ngại đối với cá nếu như bạn có cá ở trong bể. Cần có một kế hoạch tốt để sử dụng cây thuỵ hương (daphnia) và ốc sên để phá vỡ cấu trúc bên trong bể, đặc biệt nếu các bạn có thể bảo đảm được rằng bể thuỷ sinh không có tảo sợi (filament algae) (tham khảo thêm phương pháp tẩy Krombholz). Thông thường, tôi dùng rất ít hoặc không dùng hệ thống lọc sinh học (ni-trat hoá vi khuẩn) để nhằm ngăn chặn a-mô-ni-ắc vì lợi ích của cây. Trong thời kỳ chuyển hoá, các bạn có thể dùng hệ thống lọc sinh học để ngăn ngừa hàm lượng a-mô-ni-ắc độc hại.
Một điều nữa cần phải nhớ về các lớp chất nền hữu cơ và các lớp chất nền bằng đất nói chung đó là việc chúng sẽ phải trải qua một thời kỳ chuyển hoá (transition period) kéo dài một vài tháng ngay sau giai đoạn ngập nước ban đầu. Trong thời gian này, phụ thuộc vào số lượng và chủng loại chất hữu cơ, sẽ có rất nhiều hoạt động của vi khuẩn và sự giải phóng ra một số các hợp chất nhất định mà không phải tất cả các loại cây đều được chuẩn bị để đương đầu với chúng một cách như nhau. Cây thuỷ sinh thích nghi với việc làm này bằng cách dẫn khí ô-xy vào hệ thống rễ của chúng thông qua những rãnh không khí trong cây (air channels) được gọi là mô khí (aerenchyma). Khí ô-xy này sẽ khuếch tán từ trong rễ và giải độc cho nhiều hợp chất có hại như a-mô-ni-ắc, H¬2S hoặc lượng sắt dư thừa.
Một số loại cây họ Crypts, Alternanthera spp và Lobelia (có rễ và lá dày) là nhóm cây cư trú đầu tiên nhanh nhất trong đất có chất hữu cơ cao đang chuyển hoá, tiếp ngay sau đó là cây họ Hygrophila spp và Bacopa . Điều này có thể liên quan nhiều hơn tới việc tạo dựng lại bể bằng cách tẩy rửa và những loại cây có thân cuống và lá dày, rậm thì sẽ có thuận lợi lớn. Trong thời kỳ chuyển hoá tôi nghĩ rằng cây cũng rất nhạy cảm đối với việc có quá nhiều lá cây bị hái bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo ra khí ô-xy cần có để bảo vệ rễ cây của chúng. Có thể tốt nhất là nên dùng những loại cây khoẻ mạnh cho bể thuỷ sinh không bị mắc các loại tảo khác trong thời gian trồng cây ban đầu. Các bạn thực sự không muốn đưa vào bất kỳ loại tảo nào có nhiều sợi nhỏ và những loại cây được trồng sạch sẽ, phát triển nhanh thì tốt đối với việc tiêu thụ sớm và với số lượng cao các chất dinh dưỡng có thể được giải phóng ra.
Một trở ngại khác của thời kỳ chuyển hoá đó là khả năng giải phóng ra a-mô-ni-ắc do kết quả của quá trình giảm bớt vi khuẩn nhờ ni-trat có ở trong lớp chất nền. A-mô-ni-ắc này có thể là một sự hỗ trợ dinh dưỡng to lớn đối với cây để bạn có thể quan sát thấy được những triệu chứng thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác có nguyên nhân do sự phát triển nhanh chóng của cây. A-mô-ni-ắc cũng có thể là một trở ngại đối với cá nếu như bạn có cá ở trong bể. Cần có một kế hoạch tốt để sử dụng cây thuỵ hương (daphnia) và ốc sên để phá vỡ cấu trúc bên trong bể, đặc biệt nếu các bạn có thể bảo đảm được rằng bể thuỷ sinh không có tảo sợi (filament algae) (tham khảo thêm phương pháp tẩy Krombholz). Thông thường, tôi dùng rất ít hoặc không dùng hệ thống lọc sinh học (ni-trat hoá vi khuẩn) để nhằm ngăn chặn a-mô-ni-ắc vì lợi ích của cây. Trong thời kỳ chuyển hoá, các bạn có thể dùng hệ thống lọc sinh học để ngăn ngừa hàm lượng a-mô-ni-ắc độc hại.
Thời kỳ chuyển hoá cũng có thể được kết hợp với
hàm lượng ni-trat và phốt-phát hoà tan rất cao ở trong nước bể thuỷ sinh. Sắt
chelated (chelated Fe) cần phải được bổ sung thêm vào một cách hết sức thận trọng
để cho tảo không sinh sôi phát triển được. Vi khuẩn cyano xanh (blue green
cyanobacteria) thường phát triển tốt. ốc sên và tôm có thể là những loài động vật
tiêu thụ hữu ích đối với những loài có hại này. Tảo đơn bào xanh, được kết hợp
với nước có màu xanh, có thể sẽ nở hoa rất tốt. Cây daphnia (thuỵ hương???) có
thể là một phương pháp giải quyết tuyệt vời đối với những trường hợp này, tuy
nhiên, tất cả mọi loại cá, thậm chí cả cá ăn rêu - tảo, đều rất thích ăn
daphnia. Sự kiên trì qua việc thay nước Quận sử dụng các bộ vi lọc (micro
filter) có chất lượng tốt sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề nước có màu
xanh
Một điều nữa cũng cần phải lưu ý rằng những lớp chất nền khoáng chất cơ bản như sỏi, cát và đá ong laterite không giống như nhau về dạng – thời kỳ (tiến trình) chuyển hoá. Những loại lớp chất nền này có thời kỳ chuyển hoá khác nhau - khi mà phân cá, các mẩu cây rữa nát trong nước và thực phẩm không ăn được sẽ rơi xuống lớp cát sỏi để tạo thành những thành phần hữu cơ quan trọng của một lớp chất nền màu mỡ.
Một điều nữa cũng cần phải lưu ý rằng những lớp chất nền khoáng chất cơ bản như sỏi, cát và đá ong laterite không giống như nhau về dạng – thời kỳ (tiến trình) chuyển hoá. Những loại lớp chất nền này có thời kỳ chuyển hoá khác nhau - khi mà phân cá, các mẩu cây rữa nát trong nước và thực phẩm không ăn được sẽ rơi xuống lớp cát sỏi để tạo thành những thành phần hữu cơ quan trọng của một lớp chất nền màu mỡ.
CÁC SẢN PHẨM PHÂN HUỶ CHẤT HỮU CƠ
"Cac-bon có thể được chuyển hoá để tạo ra các ethanol, a-xit lactic, methal hoặc các hợp chất hữu cơ phức tạp, có tính khúc xạ và nhiều chu kỳ (complex, refractive, polycyclic organic compounds). Ferric sắt (ferric iron) biến đổi thành ferrous sắt (ferrous iron) do kết quả của việc giải phóng phốt-phat từ các chất kết tủa của hy-đrô-xit ferric (ferric hydroxide precipitates). Ô-xit mang-gan (manganese oxide) được biến đổi thành ô-xit manganous (manganous oxide). Các sun-phát được biến đổi thành sun-phít. Ferrous sắt và sun-phít kết hợp với nhau và tạo thành chất kết tủa sun-phít ferrous không hoà tan (insoluble ferrous sulfide precipitate). Ni-trat được biến đổi thành a-mô-ni-ắc. Một điều lưu ý thấy rằng có một thứ tự rõ ràng đối với những sự việc này dựa trên khả năng ô-xy hoá khử (redox potential) của lớp chất nền ..... do đó không phải tất cả những quá trình này rồi sẽ diễn ra trừ phi khả năng ô-xy hoá khử là đủ thấp" – (theo Dave Huebert).
A-mô-ni-ắc - Việc sinh ra a-mô-ni-ắc (nguồn cung cấp khí ni-tơ được ưa thích hơn) qua các phản ứng biến đổi trong một lớp chất nền màu mỡ diễn ra một cách dễ dàng. Các ion a-mô-ni-ắc có thể bị các khu vực trao đổi cation giữ lại (captured by cation exchange sites) trong đất sét và các chất liệu đất mùn sẽ làm tăng mạnh sự phát triển của cây thuỷ sinh. Hàm lượng a-mô-ni-ắc cao hơn nhiều có thể chịu được trong các bể thuỷ sinh có trồng cây nếu như không có cá. A-mô-ni-ắc cần phải được giám sát chặt trong thời kỳ chuyển hoá tiếp theo sau thời kỳ ngập nước nếu như lớp chất nền là màu mỡ hoặc giàu ni-tơ. Cần lưu ý rằng a-mô-ni-ắc sẽ được sản sinh ra với một khối lượng lớn từ các loại phân bón có chứa ni-trat ở trong lớp chất nền.
CO2 - Có bằng chứng thuyết phục được đưa ra cho rằng cây thuỷ sinh có thể tận dụng được đi-ô-xit cac-bon được sản sinh ra ở bên trong lớp chất nền. Khi không có cá ở trong bể, một lớp chất nền không ổn định có thể cung cấp rất nhiều khí CO2 để thoả mãn nhu cầu của cây mà không có lợi cho việc có khí ô-xy ở trong nước. Cây có thể hấp thụ được CO2 thông qua lá hoặc rễ. Chúng tôi không biết nếu như tất cả các loại cây thuỷ sinh có thể hấp thụ được CO2 bằng rễ của mình.
Ethylene - Một loại phụ phẩm khí độc nhẹ (a mildly toxic gas by-product) của quá trình phân huỷ. Nói chung, chúng không được sinh ra ở những nồng độ cô đặc đầy đủ cần phải quan tâm đến.
Sun-phít hy-đrô (hydrogen sulfide - H2S) - Có thể được sinh ra nếu có đủ chất hữu cơ mà không có các chất ô-xy hoá (bất thường) để ngăn chặn sự hình thành của chúng. Nói chung , đây không phải là một vấn đề khó khăn trong một bể thuỷ sinh có trồng cây tốt, đặc biệt khi sử dụng các loại đất có chứa sắt. Xin xem thêm về sun-phát và sun-phít.
"Cac-bon có thể được chuyển hoá để tạo ra các ethanol, a-xit lactic, methal hoặc các hợp chất hữu cơ phức tạp, có tính khúc xạ và nhiều chu kỳ (complex, refractive, polycyclic organic compounds). Ferric sắt (ferric iron) biến đổi thành ferrous sắt (ferrous iron) do kết quả của việc giải phóng phốt-phat từ các chất kết tủa của hy-đrô-xit ferric (ferric hydroxide precipitates). Ô-xit mang-gan (manganese oxide) được biến đổi thành ô-xit manganous (manganous oxide). Các sun-phát được biến đổi thành sun-phít. Ferrous sắt và sun-phít kết hợp với nhau và tạo thành chất kết tủa sun-phít ferrous không hoà tan (insoluble ferrous sulfide precipitate). Ni-trat được biến đổi thành a-mô-ni-ắc. Một điều lưu ý thấy rằng có một thứ tự rõ ràng đối với những sự việc này dựa trên khả năng ô-xy hoá khử (redox potential) của lớp chất nền ..... do đó không phải tất cả những quá trình này rồi sẽ diễn ra trừ phi khả năng ô-xy hoá khử là đủ thấp" – (theo Dave Huebert).
A-mô-ni-ắc - Việc sinh ra a-mô-ni-ắc (nguồn cung cấp khí ni-tơ được ưa thích hơn) qua các phản ứng biến đổi trong một lớp chất nền màu mỡ diễn ra một cách dễ dàng. Các ion a-mô-ni-ắc có thể bị các khu vực trao đổi cation giữ lại (captured by cation exchange sites) trong đất sét và các chất liệu đất mùn sẽ làm tăng mạnh sự phát triển của cây thuỷ sinh. Hàm lượng a-mô-ni-ắc cao hơn nhiều có thể chịu được trong các bể thuỷ sinh có trồng cây nếu như không có cá. A-mô-ni-ắc cần phải được giám sát chặt trong thời kỳ chuyển hoá tiếp theo sau thời kỳ ngập nước nếu như lớp chất nền là màu mỡ hoặc giàu ni-tơ. Cần lưu ý rằng a-mô-ni-ắc sẽ được sản sinh ra với một khối lượng lớn từ các loại phân bón có chứa ni-trat ở trong lớp chất nền.
CO2 - Có bằng chứng thuyết phục được đưa ra cho rằng cây thuỷ sinh có thể tận dụng được đi-ô-xit cac-bon được sản sinh ra ở bên trong lớp chất nền. Khi không có cá ở trong bể, một lớp chất nền không ổn định có thể cung cấp rất nhiều khí CO2 để thoả mãn nhu cầu của cây mà không có lợi cho việc có khí ô-xy ở trong nước. Cây có thể hấp thụ được CO2 thông qua lá hoặc rễ. Chúng tôi không biết nếu như tất cả các loại cây thuỷ sinh có thể hấp thụ được CO2 bằng rễ của mình.
Ethylene - Một loại phụ phẩm khí độc nhẹ (a mildly toxic gas by-product) của quá trình phân huỷ. Nói chung, chúng không được sinh ra ở những nồng độ cô đặc đầy đủ cần phải quan tâm đến.
Sun-phít hy-đrô (hydrogen sulfide - H2S) - Có thể được sinh ra nếu có đủ chất hữu cơ mà không có các chất ô-xy hoá (bất thường) để ngăn chặn sự hình thành của chúng. Nói chung , đây không phải là một vấn đề khó khăn trong một bể thuỷ sinh có trồng cây tốt, đặc biệt khi sử dụng các loại đất có chứa sắt. Xin xem thêm về sun-phát và sun-phít.
Các a-xít humic (humic acides) - Đây là một thuật ngữ dùng chung để tham chiếu
đến một nhóm các loại nước khác nhau có các hợp chất hữu cơ phức tạp, độc hại,
có tính a-xít và có thể hoà tan. Chắc chắn có các nhóm fenola (phenolic groups)
trong phần lớn các hợp chất này. Chúng rất phức tạp và khác nhau do đó chúng
hoàn toàn khó phân loại một cách riêng biệt. Đây là những sản phẩm tự nhiên có
được từ quá trình phân huỷ của đất mùn và các chất hữu cơ nói chung. ở dạng cô
đặc, chúng có thể có độc tố cao nhưng ở nồng độ cô đặc tự nhiên, về cơ bản
chúng là có ích lợi. Chúng có xu hướng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn và tảo
và hoạt động như những tác nhân kiềm hãm tự nhiên phẩm cấp thấp đối với sắt
(act as low grade natural chelating agents for iron). Đây là những chất liệu được
tìm thấy trong những phần chiết ra của nước màu đen (black water extracts) rất
hữu ích đối với các loài sinh vật của rừng nhiệt đới vùng Amazon (Amazon
rain-forest species). Có thể chúng cũng rất quan trọng trong những hệ thống đệm
pH (in pH buffering systems) và giúp tạo ra sự ổn định pH.
Methane - Đây chắc chắn là một trong những sản phẩm thể khí chủ yếu phát sinh ra từ trong các lớp chất nền. Khí này không độc hại ở nồng độ cô đặc bình thường.
N2 - Là một số lượng nhất định của khí ni-tơ sẽ được sinh ra do hoạt động khử ni-tơ của vi khuẩn trong lớp chất nền. Đây là kết quả của việc mất khí ni-tơ pha trộn hữu ích; tuy nhiên điều này có thể là không quan trọng trong toàn bộ tổng số khối khí ni-tơ. Sản phẩm của thời kỳ phân huỷ này không độc hại. Những nghiên cứu thí nghiệm sâu hơn nữa có thể sẽ làm cho chúng ta hiểu rõ ràng hơn về các trạng thái khử ni-tơ hoặc về cấp độ khi các hoạt động này diễn ra ở trong bể thuỷ sinh.
Ni-trat (nitrate) - Các mức độ cao hơn của ni-trat chắc chắn sẽ diễn ra cùng với các lớp chất nền màu mỡ nhưng nhìn chung thì điều này không phải là một vấn đề khó khăn. Cần phải tránh việc sử dụng các chất bổ sung ni-trat (có nghĩa là PMDD) cho đến khi đã xác định được rằng mức độ (hàm lượng) ni-trat đã giảm xuống.
Phốt-phat (phosphate) - Phốt-phat được giải phóng ra một cách dễ dàng trong quá trình phân huỷ của các chất hữu cơ. Phân và thực phẩm của cá cung cấp một lượng dư thừa phôt-phat. Phốt-phat vô cùng dễ hoà tan và những đất tự nhiên nào bị phụ thuộc vào mưa thường sẽ có hàm lượng phôt-phat rất là thấp. Trong thời kỳ chết đi của lá cây, phôt-pho sẽ được cây hút ra hoặc được giải phóng vào trong nước ở bể thuỷ sinh một cách rất dễ dàng. Tổng số lượng phốt-phat ở trong nước của một bể thuỷ sinh có thể được tái hấp thụ và giải phóng ra trong một khoảng thời gian 2 tiếng.
Ka-li (potassium) - Có độ hoà tan cao và không có sự hiện diện với khối lượng lớn trong các chất hữu cơ bị phân huỷ. Chắc chắn là người ta cần phải biết để bổ sung ka-li vào trong nước bể thuỷ sinh thường xuyên. Ka-li được giải phóng ra khỏi chất hữu cơ ngay thời gian đầu của quá trình phân huỷ.
Sun-phát/sun-phít - Các ion sun-phit có thể được sinh ra trong một môi trường có quá trình ô-xy hoá và sự khử thấp; tuy nhiên các ion này nhanh chóng bị ô-xy hoá sang các dạng không độc hại. Sắt cũng sẽ phản ứng với các hỗn hợp sun-phit để tạo thành sun-phua sắt (FeS) không độc hại. Sun-phit bị các ô-xy tự do có ở trên lớp bề mặt trên cùng hoặc ở bên trên của lớp chất nền làm cho ô-xy hoá và sẽ không bao giờ có mặt ở trong nước bị ô-xy hoá. Mối lo đối với việc tạo thành hy-đrô sun-phit (hydrogen sulfide formation) trong các lớp chất nền hữu cơ dường như là đã bị phóng đại quá mức. Cây thuỷ sinh đã thích nghi để bảo vệ cho rễ của chúng thông qua các ống dẫn ô-xy (oxygen conducting channels) và các mô khí của chúng. Một lớp chất nền của bể thuỷ sinh được dựng có thể sẽ bị rễ cây lan đầy mà không có một chỗ nào trên đó có khả năng về quá trình ô-xy hoá và sự khử thấp một cách đầy đủ để đưa đến việc tạo thành các sun-phit. Một bể thuỷ sinh không có đủ ánh sáng hoặc không có đủ các điều kiện cần thiết cho sự quang hợp thì có thể sẽ phải chịu sự thiếu hụt ô-xy và sự tạo thành hy-đrô sun-phit có thể sẽ diễn ra.
Methane - Đây chắc chắn là một trong những sản phẩm thể khí chủ yếu phát sinh ra từ trong các lớp chất nền. Khí này không độc hại ở nồng độ cô đặc bình thường.
N2 - Là một số lượng nhất định của khí ni-tơ sẽ được sinh ra do hoạt động khử ni-tơ của vi khuẩn trong lớp chất nền. Đây là kết quả của việc mất khí ni-tơ pha trộn hữu ích; tuy nhiên điều này có thể là không quan trọng trong toàn bộ tổng số khối khí ni-tơ. Sản phẩm của thời kỳ phân huỷ này không độc hại. Những nghiên cứu thí nghiệm sâu hơn nữa có thể sẽ làm cho chúng ta hiểu rõ ràng hơn về các trạng thái khử ni-tơ hoặc về cấp độ khi các hoạt động này diễn ra ở trong bể thuỷ sinh.
Ni-trat (nitrate) - Các mức độ cao hơn của ni-trat chắc chắn sẽ diễn ra cùng với các lớp chất nền màu mỡ nhưng nhìn chung thì điều này không phải là một vấn đề khó khăn. Cần phải tránh việc sử dụng các chất bổ sung ni-trat (có nghĩa là PMDD) cho đến khi đã xác định được rằng mức độ (hàm lượng) ni-trat đã giảm xuống.
Phốt-phat (phosphate) - Phốt-phat được giải phóng ra một cách dễ dàng trong quá trình phân huỷ của các chất hữu cơ. Phân và thực phẩm của cá cung cấp một lượng dư thừa phôt-phat. Phốt-phat vô cùng dễ hoà tan và những đất tự nhiên nào bị phụ thuộc vào mưa thường sẽ có hàm lượng phôt-phat rất là thấp. Trong thời kỳ chết đi của lá cây, phôt-pho sẽ được cây hút ra hoặc được giải phóng vào trong nước ở bể thuỷ sinh một cách rất dễ dàng. Tổng số lượng phốt-phat ở trong nước của một bể thuỷ sinh có thể được tái hấp thụ và giải phóng ra trong một khoảng thời gian 2 tiếng.
Ka-li (potassium) - Có độ hoà tan cao và không có sự hiện diện với khối lượng lớn trong các chất hữu cơ bị phân huỷ. Chắc chắn là người ta cần phải biết để bổ sung ka-li vào trong nước bể thuỷ sinh thường xuyên. Ka-li được giải phóng ra khỏi chất hữu cơ ngay thời gian đầu của quá trình phân huỷ.
Sun-phát/sun-phít - Các ion sun-phit có thể được sinh ra trong một môi trường có quá trình ô-xy hoá và sự khử thấp; tuy nhiên các ion này nhanh chóng bị ô-xy hoá sang các dạng không độc hại. Sắt cũng sẽ phản ứng với các hỗn hợp sun-phit để tạo thành sun-phua sắt (FeS) không độc hại. Sun-phit bị các ô-xy tự do có ở trên lớp bề mặt trên cùng hoặc ở bên trên của lớp chất nền làm cho ô-xy hoá và sẽ không bao giờ có mặt ở trong nước bị ô-xy hoá. Mối lo đối với việc tạo thành hy-đrô sun-phit (hydrogen sulfide formation) trong các lớp chất nền hữu cơ dường như là đã bị phóng đại quá mức. Cây thuỷ sinh đã thích nghi để bảo vệ cho rễ của chúng thông qua các ống dẫn ô-xy (oxygen conducting channels) và các mô khí của chúng. Một lớp chất nền của bể thuỷ sinh được dựng có thể sẽ bị rễ cây lan đầy mà không có một chỗ nào trên đó có khả năng về quá trình ô-xy hoá và sự khử thấp một cách đầy đủ để đưa đến việc tạo thành các sun-phit. Một bể thuỷ sinh không có đủ ánh sáng hoặc không có đủ các điều kiện cần thiết cho sự quang hợp thì có thể sẽ phải chịu sự thiếu hụt ô-xy và sự tạo thành hy-đrô sun-phit có thể sẽ diễn ra.
RỄ VÀ RỄ TƠ (Root Hairs)
"Phần lớn các loại cây thuỷ sinh có rễ đều cho thấy chúng có rễ tơ, một vài loại khác nhau đã cho thấy chúng phát triển các quần hợp mycorrhizal (mycorrhizal associations) nhiều như các loại cây sống trên cạn. Cây thuỷ sinh có rễ thích nghi tốt đối với sự phát triển trong một lớp chất nền kỵ khí. Chúng có thể "bơm" đủ khí ô-xy đến rễ để trong rất nhiều trường hợp trên thực tế khí ô-xy sẽ khuếch tán vào trong lớp trầm tích xung quanh (surrounding sediment). Chúng cũng có thể hô hấp có tính chất kỵ khí nếu thấy cần thiết và sản sinh ra a-xit lactic hoặc ethanol thay vì ra khí CO2 như là một loại phụ phẩm. Các mô phân sinh của rễ (các đầu nhỏ đang mọc ra) của một số loại cây thậm chí còn bị hạn chế với sự xuất hiện của khí ô-xy" - Dave Huebert.
CÁC LỚP CHẤT NỀN PHÌ NHIÊU
"Các cây thuỷ sinh có rễ phát triển tốt nhất trên đất khoáng như đất nhiều mùn có bùn, phù sa có lượng chất hữu cơ thấp. Các loại cây thuỷ sinh có rễ không đòi hỏi phải có ni-tơ, phốt-phat, lưu huỳnh (N,P,S) hoặc các vi chất dinh dưỡng ở trong nước khi chúng mọc trên một lớp chất nền phì nhiêu, màu mỡ. Các cây thuỷ sinh mọc rễ sẽ phát triển tốt nhất khi lớp chất nền kỵ khí..... trên thực tế một số rễ cây không sản sinh ra các rễ tơ trừ phi lớp chất nền kỵ khí. Trong phần lớn các trường hợp, điều đó xem như là cac-bon vô cơ (inorganic carbon) hạn chế sự phát triển của các loại cây thuỷ sinh sống ngập dước nước..... không phải bởi vì nó quá thấp về độ cô đặc hoặc bởi vì các cơ cấu hấp thụ không hiệu quả trong các cây thuỷ sinh (trên thực tế cả hai yếu tố này đều có thể so sánh được với cây sống ở trên cạn), nhưng bởi vì tính khuếch tán của CO2 ở trong nước là chậm hơn khoảng 10.000 lần so với trong không khí.
"Các cây thuỷ sinh đều chịu sự phát triển theo chu kỳ, thậm chí cả trong những trạng thái điều kiện không thay đổi. Điều này có nghĩa rằng thậm chí trong những điều kiện trạng thái tốt nhất thì cây của bạn sẽ phát triển chậm đi và đôi khi có thể chết đi.
"Những cây thuỷ sinh có mọc rễ, không giống như những cây tương tự như chúng sống ở trên cạn, đều có thể hấp thụ được các khoáng chất dinh dưỡng cả từ trong nước thông qua lá của chúng và cả từ dưới lớp đáy trầm tích qua rễ của chúng. Rất đáng tiếc, người ta thường hay cho rằng các loại cây thuỷ sinh có mọc rễ có thể thoả mãn được tất cả mọi nhu cầu về khoáng chất dinh dưỡng của chúng từ trong nước thông qua sự hấp thụ qua lá cây. Tuy nhiên điều này là không đúng. Ngay từ đầu năm 1905, một nhà nghiên cứu tên là Raymond H. Pond đã nêu ra rằng: "... một lớp chất nền cần thiết phải có sự phát triển bình thường" và rằng "[các cây thuỷ sinh có mọc rễ] có được sự phát triển tốt hơn trên đất có nhiều mùn tốt, đúng như nhiều loại cây mọc trên cạn có được". Kể từ đó, sự phát triển vượt trội một cách ổn định và đầy ấn tượng của những cây mọc rễ trong đất được so sánh với những cây mọc rễ trong cát đã nhiều lần cho thấy đối với nhiều loại cây thuỷ sinh khác nhau từ nhiều thể loại môi trường sống khác nhau của cây.
"Trong khi những lý do về sự phát triển vượt trội này không thể hiểu được một cách hoàn toàn, thì có một số yếu tố nhất định lại rất rõ ràng. Trước tiên, các loại đất ngập nước nói chung đều thiếu ô-xy. Điều này là vì lợi ích của các cây thuỷ sinh có mọc rễ bởi vì trong tình trạng (trạng thái) thiếu ô-xy huyết thì sắt, phốt-pho và ni-tơ dễ có nhiều hơn so với trong trạng thái ưa khí. Thứ hai là nồng độ cô đặc của chất dinh dưỡng trong một lớp chất nền phì nhiêu, màu mỡ thì cao hơn là trong nước phủ bên trên. Thứ ba là sẽ không có sự cạnh tranh với phytoplankton đối với những chất dinh dưỡng hiện có". - Dave Huebert
Chúng tôi gọi những lớp chất nền này là "phì nhiêu, màu mỡ"; tuy nhiên tất cả mọi cố gắng của chúng tôi chung qui chỉ hướng tới một điều và một điều duy nhất là: để cung cấp một hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, an toàn cho cây tại khu vực có rễ cây mọc. Một lớp chất nền màu mỡ đơn giản có nghĩa là chúng tôi cố gắng đưa ra một tỷ lệ các chất dinh dưỡng lớn hơn dành cho rễ cây.
"Phần lớn các loại cây thuỷ sinh có rễ đều cho thấy chúng có rễ tơ, một vài loại khác nhau đã cho thấy chúng phát triển các quần hợp mycorrhizal (mycorrhizal associations) nhiều như các loại cây sống trên cạn. Cây thuỷ sinh có rễ thích nghi tốt đối với sự phát triển trong một lớp chất nền kỵ khí. Chúng có thể "bơm" đủ khí ô-xy đến rễ để trong rất nhiều trường hợp trên thực tế khí ô-xy sẽ khuếch tán vào trong lớp trầm tích xung quanh (surrounding sediment). Chúng cũng có thể hô hấp có tính chất kỵ khí nếu thấy cần thiết và sản sinh ra a-xit lactic hoặc ethanol thay vì ra khí CO2 như là một loại phụ phẩm. Các mô phân sinh của rễ (các đầu nhỏ đang mọc ra) của một số loại cây thậm chí còn bị hạn chế với sự xuất hiện của khí ô-xy" - Dave Huebert.
CÁC LỚP CHẤT NỀN PHÌ NHIÊU
"Các cây thuỷ sinh có rễ phát triển tốt nhất trên đất khoáng như đất nhiều mùn có bùn, phù sa có lượng chất hữu cơ thấp. Các loại cây thuỷ sinh có rễ không đòi hỏi phải có ni-tơ, phốt-phat, lưu huỳnh (N,P,S) hoặc các vi chất dinh dưỡng ở trong nước khi chúng mọc trên một lớp chất nền phì nhiêu, màu mỡ. Các cây thuỷ sinh mọc rễ sẽ phát triển tốt nhất khi lớp chất nền kỵ khí..... trên thực tế một số rễ cây không sản sinh ra các rễ tơ trừ phi lớp chất nền kỵ khí. Trong phần lớn các trường hợp, điều đó xem như là cac-bon vô cơ (inorganic carbon) hạn chế sự phát triển của các loại cây thuỷ sinh sống ngập dước nước..... không phải bởi vì nó quá thấp về độ cô đặc hoặc bởi vì các cơ cấu hấp thụ không hiệu quả trong các cây thuỷ sinh (trên thực tế cả hai yếu tố này đều có thể so sánh được với cây sống ở trên cạn), nhưng bởi vì tính khuếch tán của CO2 ở trong nước là chậm hơn khoảng 10.000 lần so với trong không khí.
"Các cây thuỷ sinh đều chịu sự phát triển theo chu kỳ, thậm chí cả trong những trạng thái điều kiện không thay đổi. Điều này có nghĩa rằng thậm chí trong những điều kiện trạng thái tốt nhất thì cây của bạn sẽ phát triển chậm đi và đôi khi có thể chết đi.
"Những cây thuỷ sinh có mọc rễ, không giống như những cây tương tự như chúng sống ở trên cạn, đều có thể hấp thụ được các khoáng chất dinh dưỡng cả từ trong nước thông qua lá của chúng và cả từ dưới lớp đáy trầm tích qua rễ của chúng. Rất đáng tiếc, người ta thường hay cho rằng các loại cây thuỷ sinh có mọc rễ có thể thoả mãn được tất cả mọi nhu cầu về khoáng chất dinh dưỡng của chúng từ trong nước thông qua sự hấp thụ qua lá cây. Tuy nhiên điều này là không đúng. Ngay từ đầu năm 1905, một nhà nghiên cứu tên là Raymond H. Pond đã nêu ra rằng: "... một lớp chất nền cần thiết phải có sự phát triển bình thường" và rằng "[các cây thuỷ sinh có mọc rễ] có được sự phát triển tốt hơn trên đất có nhiều mùn tốt, đúng như nhiều loại cây mọc trên cạn có được". Kể từ đó, sự phát triển vượt trội một cách ổn định và đầy ấn tượng của những cây mọc rễ trong đất được so sánh với những cây mọc rễ trong cát đã nhiều lần cho thấy đối với nhiều loại cây thuỷ sinh khác nhau từ nhiều thể loại môi trường sống khác nhau của cây.
"Trong khi những lý do về sự phát triển vượt trội này không thể hiểu được một cách hoàn toàn, thì có một số yếu tố nhất định lại rất rõ ràng. Trước tiên, các loại đất ngập nước nói chung đều thiếu ô-xy. Điều này là vì lợi ích của các cây thuỷ sinh có mọc rễ bởi vì trong tình trạng (trạng thái) thiếu ô-xy huyết thì sắt, phốt-pho và ni-tơ dễ có nhiều hơn so với trong trạng thái ưa khí. Thứ hai là nồng độ cô đặc của chất dinh dưỡng trong một lớp chất nền phì nhiêu, màu mỡ thì cao hơn là trong nước phủ bên trên. Thứ ba là sẽ không có sự cạnh tranh với phytoplankton đối với những chất dinh dưỡng hiện có". - Dave Huebert
Chúng tôi gọi những lớp chất nền này là "phì nhiêu, màu mỡ"; tuy nhiên tất cả mọi cố gắng của chúng tôi chung qui chỉ hướng tới một điều và một điều duy nhất là: để cung cấp một hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, an toàn cho cây tại khu vực có rễ cây mọc. Một lớp chất nền màu mỡ đơn giản có nghĩa là chúng tôi cố gắng đưa ra một tỷ lệ các chất dinh dưỡng lớn hơn dành cho rễ cây.
CÁC LỚP CHẤT NỀN CÓ ĐỘ PHÌ NHIÊU THẤP
Những vấn đề trở ngại do tính chất đục, sự chuyển hoá và việc chuẩn bị lớp chất nền có thể hoàn toàn là quá phức tạp đối với rất nhiều người. Trong trường hợp có cường độ ánh sáng thấp hoặc vừa phải, người chơi bể thuỷ sinh có thể sẽ có được sự thành công khi sử dụng các chất dinh dưỡng tự nhiên mà họ đã tích luỹ được qua việc chăm sóc cá. Họ sẽ thu được những lợi ích to lớn từ việc bổ sung thêm chelated sắt (chelated Fe) và việc làm giàu CO2. Do cường độ ánh sáng được tăng cường và với việc bổ sung thêm khí CO2, những triệu chứng về sự thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ diễn ra mà không có việc sử dụng phân bón. Phương pháp Dupla như đã được mô tả trong cuốn sách Bể THUỶ SINH tốt nhất (The Optimum Aquarium) hoặc như đã được George Booth chắt lọc lại là hết sức thành công và có thể lặp lại một cách dễ dàng. Phương pháp làm cho màu mỡ bằng PMDD như đã được mô tả trên mạng internet cũng hết sức thành công. Phương pháp này cũng xem xét đến những vấn đề khó khăn của việc làm giàu khí ni-tơ mà phần lớn các phương pháp khác không xem xét tới. Có vô số các phương pháp có tính chất thương mại hoặc phương pháp tự làm lấy khác để nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong bể thuỷ sinh thông qua nước. Có thể nhắc lại rằng tất cả những phương pháp này có thể được dùng với những lớp chất nền có độ màu mỡ thấp nhưng bài viết này không nói về việc làm giàu nước.
Rất đáng cần mở rộng kế hoạch quản lý xây dựng lớp chất nền theo kiểu Dupla (it is worth expanding upon the Dupla substrate strategy) để có thể hiểu được những lợi ích của nó qua một lớp chất nền bằng sỏi mịn hoặc một lớp chất nền đã được làm giàu bằng đá ong laterite mà không phải sưởi ấm. Đá ong laterite cung cấp sắt đó là một chất dinh dưỡng quan trọng. Khả năng trao đổi cation của đá ong laterite và chất hữu cơ khác mà đã tích tụ lại trong một lớp chất nền sẽ giúp chúng hút bám (adsorb) các cation dinh dưỡng tại những nơi mà rễ cây có thể hấp thụ được chúng. Trong thời kỳ chuyển hoá, khi có ít chất dinh dưỡng từ trong cây, thì những viên thuốc bổ sung chất cho rễ cây mà đã được cho thêm vào trong lớp chất nền trong khi dựng lớp chất nền chắc chắn sẽ giúp cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho lớp chất nền. Việc sử dụng nhiệt cho lớp chát nền để làm tăng các hoạt động sinh học sẽ có hai tác dụng chung (has a two fold effect). Điều này sẽ khuyến khích sự phân huỷ để giải phóng các chất dinh dưỡng ra khỏi các mảnh vụn hữu cơ (liberates nutrients from organic detritus). Nó tạo ra một môi trường có quá trình ô-xy hoá và sự khử thấp mà điều đó sẽ làm tăng cường đáng kể tính chất có thể có sẵn của sắt ở trong lớp chất nền. Sức nóng hoặc các cuộn làm nóng cũng khuyến khích sự lưu chuyển của nước qua lớp chất nền thông qua sự khuếch tán và đối lưu. Điều này thúc đẩy quá trình hồi phục lại của các khu vực trao đổi cation với các chất dinh dưỡng đã được hoà tan (promotes the recharging of cation exchange sites with dissolved nutrients).
Chúng tôi nghĩ về loại chất nền như là những loại chất dinh dưỡng vô sinh hoặc vô dụng nhưng trái lại trên thực tế lại như vậy. Mỗi một cách dựng lớp chất nền riêng biệt khác nhau chỉ là một việc và là một việc duy nhất mà thôi: chung sức cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tại những nơi có rễ cây mọc xuống. Lớp chất nền có độ phì nhiêu thấp có nghĩa là chúng tôi không trông chờ gì ở việc cung cấp một phần tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng trong lớp chất nền, chúng tôi có được một sách lược quản lý phụ đảm bảo được rằng các chất dinh dưỡng này luôn có sẵn ở trong nước nơi mà lá cây có thể hấp thụ được trực tiếp và rễ cây có thể gián tiếp hấp thụ được. Có lý do cho một loạt những ý kiến về những chất bổ sung hay dụng cụ làm chất nền nào là có ích.
Những vấn đề trở ngại do tính chất đục, sự chuyển hoá và việc chuẩn bị lớp chất nền có thể hoàn toàn là quá phức tạp đối với rất nhiều người. Trong trường hợp có cường độ ánh sáng thấp hoặc vừa phải, người chơi bể thuỷ sinh có thể sẽ có được sự thành công khi sử dụng các chất dinh dưỡng tự nhiên mà họ đã tích luỹ được qua việc chăm sóc cá. Họ sẽ thu được những lợi ích to lớn từ việc bổ sung thêm chelated sắt (chelated Fe) và việc làm giàu CO2. Do cường độ ánh sáng được tăng cường và với việc bổ sung thêm khí CO2, những triệu chứng về sự thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ diễn ra mà không có việc sử dụng phân bón. Phương pháp Dupla như đã được mô tả trong cuốn sách Bể THUỶ SINH tốt nhất (The Optimum Aquarium) hoặc như đã được George Booth chắt lọc lại là hết sức thành công và có thể lặp lại một cách dễ dàng. Phương pháp làm cho màu mỡ bằng PMDD như đã được mô tả trên mạng internet cũng hết sức thành công. Phương pháp này cũng xem xét đến những vấn đề khó khăn của việc làm giàu khí ni-tơ mà phần lớn các phương pháp khác không xem xét tới. Có vô số các phương pháp có tính chất thương mại hoặc phương pháp tự làm lấy khác để nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong bể thuỷ sinh thông qua nước. Có thể nhắc lại rằng tất cả những phương pháp này có thể được dùng với những lớp chất nền có độ màu mỡ thấp nhưng bài viết này không nói về việc làm giàu nước.
Rất đáng cần mở rộng kế hoạch quản lý xây dựng lớp chất nền theo kiểu Dupla (it is worth expanding upon the Dupla substrate strategy) để có thể hiểu được những lợi ích của nó qua một lớp chất nền bằng sỏi mịn hoặc một lớp chất nền đã được làm giàu bằng đá ong laterite mà không phải sưởi ấm. Đá ong laterite cung cấp sắt đó là một chất dinh dưỡng quan trọng. Khả năng trao đổi cation của đá ong laterite và chất hữu cơ khác mà đã tích tụ lại trong một lớp chất nền sẽ giúp chúng hút bám (adsorb) các cation dinh dưỡng tại những nơi mà rễ cây có thể hấp thụ được chúng. Trong thời kỳ chuyển hoá, khi có ít chất dinh dưỡng từ trong cây, thì những viên thuốc bổ sung chất cho rễ cây mà đã được cho thêm vào trong lớp chất nền trong khi dựng lớp chất nền chắc chắn sẽ giúp cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho lớp chất nền. Việc sử dụng nhiệt cho lớp chát nền để làm tăng các hoạt động sinh học sẽ có hai tác dụng chung (has a two fold effect). Điều này sẽ khuyến khích sự phân huỷ để giải phóng các chất dinh dưỡng ra khỏi các mảnh vụn hữu cơ (liberates nutrients from organic detritus). Nó tạo ra một môi trường có quá trình ô-xy hoá và sự khử thấp mà điều đó sẽ làm tăng cường đáng kể tính chất có thể có sẵn của sắt ở trong lớp chất nền. Sức nóng hoặc các cuộn làm nóng cũng khuyến khích sự lưu chuyển của nước qua lớp chất nền thông qua sự khuếch tán và đối lưu. Điều này thúc đẩy quá trình hồi phục lại của các khu vực trao đổi cation với các chất dinh dưỡng đã được hoà tan (promotes the recharging of cation exchange sites with dissolved nutrients).
Chúng tôi nghĩ về loại chất nền như là những loại chất dinh dưỡng vô sinh hoặc vô dụng nhưng trái lại trên thực tế lại như vậy. Mỗi một cách dựng lớp chất nền riêng biệt khác nhau chỉ là một việc và là một việc duy nhất mà thôi: chung sức cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tại những nơi có rễ cây mọc xuống. Lớp chất nền có độ phì nhiêu thấp có nghĩa là chúng tôi không trông chờ gì ở việc cung cấp một phần tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng trong lớp chất nền, chúng tôi có được một sách lược quản lý phụ đảm bảo được rằng các chất dinh dưỡng này luôn có sẵn ở trong nước nơi mà lá cây có thể hấp thụ được trực tiếp và rễ cây có thể gián tiếp hấp thụ được. Có lý do cho một loạt những ý kiến về những chất bổ sung hay dụng cụ làm chất nền nào là có ích.
RỬA VÀ LÀM SẠCH SỎI
Thói quen rửa sạch sỏi là rất cần thiết trong những bể thuỷ sinh khi không có cây và khi việc tích tụ các chất hữu cơ cuối cùng có thể gây ra đầy đủ những phụ phẩm có hại làm tổn thương cho cá ở trong bể thuỷ sinh. Trong một bể thuỷ sinh có trồng cây và khoẻ mạnh, thói quen này thường là không cần thiết bởi vì các chất này có thể bị phân huỷ một cách tự nhiên để sản sinh ra các chất dinh dưỡng cho cây. Nếu như bạn đang phải chịu đựng một lượng tảo dư thừa (quá nhiều) hoặc nếu chúng trông quá xấu xí, bạn có thể rải nhẹ một lớp sỏi để rửa sạch sự tích tự của mulm trên bề mặt của lớp chất nền. Chất thải đang phân huỷ có thể góp phần vào hàm lượng chất dinh dưỡng dư thừa mà chúng có thể khuyến khích sự phát triển của tảo. Thường thì chúng ta rất khó di chuyển ống rửa sỏi (gravel washing tube) giữa các khu vực trồng nhiều cây. Xáo trộn lớp sỏi cũng có thể làm bật rễ cây trong bể lên hoặc làm xáo trộn hệ thống rễ cây của chúng.
Thói quen rửa sạch sỏi là rất cần thiết trong những bể thuỷ sinh khi không có cây và khi việc tích tụ các chất hữu cơ cuối cùng có thể gây ra đầy đủ những phụ phẩm có hại làm tổn thương cho cá ở trong bể thuỷ sinh. Trong một bể thuỷ sinh có trồng cây và khoẻ mạnh, thói quen này thường là không cần thiết bởi vì các chất này có thể bị phân huỷ một cách tự nhiên để sản sinh ra các chất dinh dưỡng cho cây. Nếu như bạn đang phải chịu đựng một lượng tảo dư thừa (quá nhiều) hoặc nếu chúng trông quá xấu xí, bạn có thể rải nhẹ một lớp sỏi để rửa sạch sự tích tự của mulm trên bề mặt của lớp chất nền. Chất thải đang phân huỷ có thể góp phần vào hàm lượng chất dinh dưỡng dư thừa mà chúng có thể khuyến khích sự phát triển của tảo. Thường thì chúng ta rất khó di chuyển ống rửa sỏi (gravel washing tube) giữa các khu vực trồng nhiều cây. Xáo trộn lớp sỏi cũng có thể làm bật rễ cây trong bể lên hoặc làm xáo trộn hệ thống rễ cây của chúng.
LỰA CHỌN VÀ XỬ LÝ ĐẤT
Đất tự nhiên khác rất nhiều so với những loại đất ta thường thấy trong những cửa hàng bán lẻ dụng cụ làm vườn. Các loại đất bề mặt tự nhiên (natural top soils) thường có một tỷ lệ thành phần chất hữu cơ thấp tương đối so với thành phần chất khoáng. Mùn của đất tự nhiên có xu hướng bị phân huỷ một cách hoàn toàn. Phụ thuộc vào vị trí địa lý, đất ở những nơi khác nhau có thể có hoặc một tỷ lệ phần trăm lớn đất sét đặc (dense clays) hoặc cát. Đất tốt nhất nên là đất pha trộn giữa cát, bùn phù sa và đất sét. Phụ thuộc vào độ màu mỡ muốn có của lớp chất nền, đất lúc đó có thể được làm giàu bằng cách bổ sung thêm than bùn, phân com-pốt, đất chậu (potting soil) hoặc cứt giun đất (earthworm castings). Những loại đất có hàm lượng sắt thấp có thể được làm giàu bằng cách bổ sung thêm một số lượng nhỏ sắt vi lượng (micronized iron). Các loại đất có đất sét nặng (heavy clay soils) cũng có thể được trộn lẫn với các chất khoáng bón cây (vermiculite) hoặc cát để làm tăng thêm tính chất xốp, rỗ của chúng.
Đất tự nhiên nên được lấy từ nơi thoát nước tốt để đất sẽ không có tính kiềm (alkaline) hoặc chúng không chứa các kim loại có tự nhiên như chì, thiếc hoặc thuỷ ngân. Đất từ các vùng đất khô cằn vì thế cần nên tránh. Người sử dụng có thể chọn cách sàng để loại bỏ đá và cành cây con và những sợi hữu cơ phân huỷ không hoàn toàn (incompletely decomposed organic fibers). Đất cũng nên được để ngập trong nước trong một thời gian để loại bỏ bớt đi những chất dinh dưỡng có thể hoà tan dư thừa mặc dù điều này có thể không giúp gì nếu các thành phần hữu cơ không được làm thành phân trộn tốt.
Một sự phòng ngừa sáng suốt (a wise precaution) khi pha trộn bất kỳ một loại đất có chất hữu cơ nào với cát nếu như nó quá giàu chất dinh dưỡng. Để kiểm tra độ màu mỡ của đất, hãy trộn một cốc đất trong một xô nước và để cho nó lắng xuống. Sau một hoặc hai ngày đo kiểm tra lượng ni-trat và phốt-phat ở trong nước để xác định đất đó màu mỡ như thế nào. Tôi hy vọng sẽ sớm có kết quả thực nghiệm đã được thực hiện để có thể đưa ra được sự so sánh.
Đất tự nhiên khác rất nhiều so với những loại đất ta thường thấy trong những cửa hàng bán lẻ dụng cụ làm vườn. Các loại đất bề mặt tự nhiên (natural top soils) thường có một tỷ lệ thành phần chất hữu cơ thấp tương đối so với thành phần chất khoáng. Mùn của đất tự nhiên có xu hướng bị phân huỷ một cách hoàn toàn. Phụ thuộc vào vị trí địa lý, đất ở những nơi khác nhau có thể có hoặc một tỷ lệ phần trăm lớn đất sét đặc (dense clays) hoặc cát. Đất tốt nhất nên là đất pha trộn giữa cát, bùn phù sa và đất sét. Phụ thuộc vào độ màu mỡ muốn có của lớp chất nền, đất lúc đó có thể được làm giàu bằng cách bổ sung thêm than bùn, phân com-pốt, đất chậu (potting soil) hoặc cứt giun đất (earthworm castings). Những loại đất có hàm lượng sắt thấp có thể được làm giàu bằng cách bổ sung thêm một số lượng nhỏ sắt vi lượng (micronized iron). Các loại đất có đất sét nặng (heavy clay soils) cũng có thể được trộn lẫn với các chất khoáng bón cây (vermiculite) hoặc cát để làm tăng thêm tính chất xốp, rỗ của chúng.
Đất tự nhiên nên được lấy từ nơi thoát nước tốt để đất sẽ không có tính kiềm (alkaline) hoặc chúng không chứa các kim loại có tự nhiên như chì, thiếc hoặc thuỷ ngân. Đất từ các vùng đất khô cằn vì thế cần nên tránh. Người sử dụng có thể chọn cách sàng để loại bỏ đá và cành cây con và những sợi hữu cơ phân huỷ không hoàn toàn (incompletely decomposed organic fibers). Đất cũng nên được để ngập trong nước trong một thời gian để loại bỏ bớt đi những chất dinh dưỡng có thể hoà tan dư thừa mặc dù điều này có thể không giúp gì nếu các thành phần hữu cơ không được làm thành phân trộn tốt.
Một sự phòng ngừa sáng suốt (a wise precaution) khi pha trộn bất kỳ một loại đất có chất hữu cơ nào với cát nếu như nó quá giàu chất dinh dưỡng. Để kiểm tra độ màu mỡ của đất, hãy trộn một cốc đất trong một xô nước và để cho nó lắng xuống. Sau một hoặc hai ngày đo kiểm tra lượng ni-trat và phốt-phat ở trong nước để xác định đất đó màu mỡ như thế nào. Tôi hy vọng sẽ sớm có kết quả thực nghiệm đã được thực hiện để có thể đưa ra được sự so sánh.
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN TRÁNH
Tránh lấy đất xung quanh hồ và suối vì chắc chắn chúng bị nhiễm nhiều loại tảo tơ có thể gây phiền phức (undesirable filament algae). Cát được lấy ở ngoài bờ biển có thể có tảo biển (marine algae) và các mảnh vỏ sò có cac-bon-nat can-xi. Đất ở các vùng đô thị có thể bị nhiễm dầu xe ô tô, các chất thải hy-đrô cac-bon hoặc các loại hoá chất độc hại khác. Đất dùng để trồng rau cho người ăn có thể sẽ không bị nhiễm bẩn. Các loại đất nằm gần kề các toà nhà cao tầng có thể có chứa chì bị lọc ra từ sơn nhà hoặc có chưá cac-bon-nat can-xi được lọc ra từ các công trình xây dựng bằng xi-măng. Các loại đất từ những khu rừng tùng bách có thể có quá nhiều tính chất a-xít; nếu như những loại cây nhỏ và cỏ không thể mọc được ở bên dưới những cây này, chúng có thể giải phóng ra các loại hoá chất cảm nhiễm qua lại (releasing allelopathic chemicals) vào trong đất gây cản trở cho sự cạnh tranh từ những loại cây khác. Những loại đất nằm ở những vùng thấp gần với các vùng đất nông nghiệp có thể có chứa hàm lượng cao các loại phân hoá học qua quá trình lọc của chúng. Đất nông nghiệp có thể chứa một số chất bổ sung nhất định của các loại phân hoá học, thuốc trừ cỏ hoặc thuốc trừ sâu. Đất đào lên có nước từ các vùng đầm lầy hoặc ao hồ có thể có các loại giun tròn (nematodes) hoặc sâu bọ, côn trùng (insects) là những loài rất không nên được tiếp nhận vào trong bể thuỷ sinh. Đất ở các vùng đầm lầy có thể có chứa H2S, thuỷ ngân, chì, nhiều loại muối khoáng khác nhau hoặc các thành phần kiềm khác.
Những lợi thế của đất sét (khả năng trao đổi cation và sắt) có thể sẽ không chứng minh được cho những bất lợi của chúng trong một số trường hợp ứng dụng. Như là một chướng ngại vật cho sự khuếch tán các chất dinh dưỡng, đất sét có chất lượng tốt hơn nhiều so với cát; tuy nhiên nó cũng có thể gây ra những vấn đề trở ngại nghiêm trọng với việc làm đục, bẩn nước đặc biệt sau khi nhổ rễ cây lên. Giống như khoáng chất bón cây, đất sét cũng có thể đọng lại trên lá cây tạo nên vẻ bên ngoài rất mất thẩm mỹ (creating an unaesthetic appearance) và tạo thành chỗ cho tảo phát triển. Do là sự lựa chọn thay thế nên bạn có thể dùng cát tinh, mịn (fine sand) và sắt vi lượng (micronized iron). Nếu bạn tự mình thấy nước bị vẩn đục, hãy lọc nước bằng những vật dùng tốt như vải sồi thường có thể có hiệu quả. Vi khuẩn và bùn đặc (bacteria and sludge) dường như có vẻ hấp thụ được các mẩu đất sét nổi lơ lửng.
Các lớp chất nền hữu cơ có độ màu mỡ tương đối cũng có thể có những rắc rối phiền hà. Những lớp chất nền này luôn luôn làm tăng số lượng các chất dinh dưỡng được hoà tan trong nước của bể thuỷ sinh mà điều đó có thể dẫn đến những vấn đề khó khăn do có tảo trong thời gian ngắn. Nói chung, tảo có thể xử lý được; tuy nhiên người sử dụng cần phải biết rất rõ các phương pháp kiểm soát tảo. Trong những trường hợp chiếu sáng mạnh, có thể cần phải rất cẩn thận với các chất bổ sung có sắt ngậm (necessary to be very cautious with chelated Fe additions). Mặt khác sự cải tiến gây ấn tượng sâu sắc trong việc trồng nhiều loại cây khác nhau đặc biệt là loại Cryptocorynes có thể là một sự cố gắng rất đáng giá trị. Bạn cũng nên thử cân đối lại giữa số lượng các chất hữu cơ hoặc phân bón mà bạn có và việc sử dụng có mục đích của bạn. Sự phát triển nhanh chóng có thể làm hài lòng lúc ban đầu nhưng việc cắt tỉa cây dư thừa có thể trở nên mệt nhọc khó chịu. Sự phát triển không được kiểm soát của những cây có cuống, cọng hiếm khi tạo ra được những kết quả thẩm mỹ đẹp.
Tránh lấy đất xung quanh hồ và suối vì chắc chắn chúng bị nhiễm nhiều loại tảo tơ có thể gây phiền phức (undesirable filament algae). Cát được lấy ở ngoài bờ biển có thể có tảo biển (marine algae) và các mảnh vỏ sò có cac-bon-nat can-xi. Đất ở các vùng đô thị có thể bị nhiễm dầu xe ô tô, các chất thải hy-đrô cac-bon hoặc các loại hoá chất độc hại khác. Đất dùng để trồng rau cho người ăn có thể sẽ không bị nhiễm bẩn. Các loại đất nằm gần kề các toà nhà cao tầng có thể có chứa chì bị lọc ra từ sơn nhà hoặc có chưá cac-bon-nat can-xi được lọc ra từ các công trình xây dựng bằng xi-măng. Các loại đất từ những khu rừng tùng bách có thể có quá nhiều tính chất a-xít; nếu như những loại cây nhỏ và cỏ không thể mọc được ở bên dưới những cây này, chúng có thể giải phóng ra các loại hoá chất cảm nhiễm qua lại (releasing allelopathic chemicals) vào trong đất gây cản trở cho sự cạnh tranh từ những loại cây khác. Những loại đất nằm ở những vùng thấp gần với các vùng đất nông nghiệp có thể có chứa hàm lượng cao các loại phân hoá học qua quá trình lọc của chúng. Đất nông nghiệp có thể chứa một số chất bổ sung nhất định của các loại phân hoá học, thuốc trừ cỏ hoặc thuốc trừ sâu. Đất đào lên có nước từ các vùng đầm lầy hoặc ao hồ có thể có các loại giun tròn (nematodes) hoặc sâu bọ, côn trùng (insects) là những loài rất không nên được tiếp nhận vào trong bể thuỷ sinh. Đất ở các vùng đầm lầy có thể có chứa H2S, thuỷ ngân, chì, nhiều loại muối khoáng khác nhau hoặc các thành phần kiềm khác.
Những lợi thế của đất sét (khả năng trao đổi cation và sắt) có thể sẽ không chứng minh được cho những bất lợi của chúng trong một số trường hợp ứng dụng. Như là một chướng ngại vật cho sự khuếch tán các chất dinh dưỡng, đất sét có chất lượng tốt hơn nhiều so với cát; tuy nhiên nó cũng có thể gây ra những vấn đề trở ngại nghiêm trọng với việc làm đục, bẩn nước đặc biệt sau khi nhổ rễ cây lên. Giống như khoáng chất bón cây, đất sét cũng có thể đọng lại trên lá cây tạo nên vẻ bên ngoài rất mất thẩm mỹ (creating an unaesthetic appearance) và tạo thành chỗ cho tảo phát triển. Do là sự lựa chọn thay thế nên bạn có thể dùng cát tinh, mịn (fine sand) và sắt vi lượng (micronized iron). Nếu bạn tự mình thấy nước bị vẩn đục, hãy lọc nước bằng những vật dùng tốt như vải sồi thường có thể có hiệu quả. Vi khuẩn và bùn đặc (bacteria and sludge) dường như có vẻ hấp thụ được các mẩu đất sét nổi lơ lửng.
Các lớp chất nền hữu cơ có độ màu mỡ tương đối cũng có thể có những rắc rối phiền hà. Những lớp chất nền này luôn luôn làm tăng số lượng các chất dinh dưỡng được hoà tan trong nước của bể thuỷ sinh mà điều đó có thể dẫn đến những vấn đề khó khăn do có tảo trong thời gian ngắn. Nói chung, tảo có thể xử lý được; tuy nhiên người sử dụng cần phải biết rất rõ các phương pháp kiểm soát tảo. Trong những trường hợp chiếu sáng mạnh, có thể cần phải rất cẩn thận với các chất bổ sung có sắt ngậm (necessary to be very cautious with chelated Fe additions). Mặt khác sự cải tiến gây ấn tượng sâu sắc trong việc trồng nhiều loại cây khác nhau đặc biệt là loại Cryptocorynes có thể là một sự cố gắng rất đáng giá trị. Bạn cũng nên thử cân đối lại giữa số lượng các chất hữu cơ hoặc phân bón mà bạn có và việc sử dụng có mục đích của bạn. Sự phát triển nhanh chóng có thể làm hài lòng lúc ban đầu nhưng việc cắt tỉa cây dư thừa có thể trở nên mệt nhọc khó chịu. Sự phát triển không được kiểm soát của những cây có cuống, cọng hiếm khi tạo ra được những kết quả thẩm mỹ đẹp.
LỜI KẾT
Đọc bài này, chắc nhiều bạn sẽ có cảm giác khó chịu vì dài quá, một số vấn đề có khi còn khó hiểu, song khi đọc kỹ, tôi tin rằng nó sẽ có ích đối với các bạn khi muốn tạo dựng một bể thuỷ sinh đẹp, nhất là với những bạn mới.
Tôi đã có ý định ngay từ ban đầu là chia cắt bài này thành một số topic riêng. Song tôn trọng nguyên bản của người viết, đồng thời nhận thấy các vấn đề được tác giả đề cập đều có liên quan mật thiết với nhau nên xin được giữ nguyên. Mong được thông cảm.
Nguồn: http://www.aquabird.com.vn/forum/showthread.php?t=1762
Link gốc tiếng Anh: http://home.infinet.net/teban/substrat.htm#Introduction
Đọc bài này, chắc nhiều bạn sẽ có cảm giác khó chịu vì dài quá, một số vấn đề có khi còn khó hiểu, song khi đọc kỹ, tôi tin rằng nó sẽ có ích đối với các bạn khi muốn tạo dựng một bể thuỷ sinh đẹp, nhất là với những bạn mới.
Tôi đã có ý định ngay từ ban đầu là chia cắt bài này thành một số topic riêng. Song tôn trọng nguyên bản của người viết, đồng thời nhận thấy các vấn đề được tác giả đề cập đều có liên quan mật thiết với nhau nên xin được giữ nguyên. Mong được thông cảm.
Link gốc tiếng Anh: http://home.infinet.net/teban/substrat.htm#Introduction
0 nhận xét :