Lọc tràn

Bộ lọc là thứ đau đầu nhất đối với tất cả những người chơi cá cảnh đặc biệt là những loại cá ăn thức ăn tươi sống như cá rồng, cá la hán thì hệ thống lọc nước cần phải đặc biệt chú ý hơn nữa để có được một bể cá luôn trong sạch. Bài viết dưới đây có thể phần nào đó giúp các bạn trong việc lựa chọn phụ kiện lọc phù hợp với bể thủy sinh của mình.
 

                                      Cơ chế hoạt động của máy lọc

Nguyên lý hoạt động của lọc tràn cho bể cá.

Trước hết một bộ lọc thực sự hiệu quả là bộ lọc có các phần lọc sau : Lọc thô, lọc tinh và lọc hóa học. Lọc tràn là một trong những loại lọc hiệu quả nhất có đầy đủ các phần lọc trên.
Nguyên lý hoạt động của lọc tràn là nước được bơm từ bể cá vào ngăn đầu tiên của bể lọc để lọc thô sau đó sẽ qua ngăn thứ 2 hoặc thứ 3 để lọc tinh và đến ngăn tiếp theo để lọc hóa học trước khi đến ngăn cuối cùng để bơm ngược lại bể.

Lọc thô (Lọc cơ học):

Thường sử dụng bông lọc để giữ lại các chất bẩn lớn trong nước như là phân cá, thức ăn thừa và các chất cặn lơ lửng trong nước phần lọc này còn gọi là lọc cơ học hiệu quả phần lọc này càng cao thì nước trong bể càng sạch. Có thể dùng kiểu lọc dàn mưa để tang hiệu quả lọc cho phần này. Cần chú ý giặt bông lọc thường xuyên tránh tắc bông nước không chảy được gây tràn nước ra ngoài.


Trong một hồ thủy sinh, lọc cơ học rất quan trọng vì nó có thể loại bỏ được các mảnh vụn lơ lửng (thường là lá rụng). Các mảnh vụn bẩn này cản trở ánh sáng xâm nhập tế bào diệp lục, làm giảm khả năng quang hợp của lá cây. Sự tạo thành những mảnh vụn hữu cơ trong hồ thủy sinh cũng có thể thúc đẩy sự phát triển rêu hại và làm gia tăng lượng vi khuẩn gây bệnh trong hồ thủy sinh.
Thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis – R.O). Không như màng lọc cơ học thông thường, màng lọc RO được sản xuất từ chất liệu Polyamit với kích thước mắt lọc rất nhỏ (cỡ 0,001 micromet), tấm màng này loại bỏ được hầu hết các chất gây ô nhiễm (ngoại trừ các phân tử nước – H2O). Công nghệ lọc này rất có ý nghĩa trong trường hợp nuôi các loài cá ưa nước mềm vì chúng thích nghi với môi trường nước có tính a-xít nhẹ, ít khoáng chất. Tuy nhiên nước lọc bằng công nghệ R.O nói chung không phù hợp cho cá và cây vì nước thành phẩm sẽ bị thiếu một vài thành phần quan trọng. Nước lọc bằng công nghệ thẩm thấu ngược nên được hòa lẫn với nước máy thông thường để bổ sung các nguyên tố vi lượng và cacbonat giúp ổn định độ pH.

Lọc tinh (Lọc sinh học) :

Lọc tinh hay còn gọi là lọc sinh học, phương pháp này dựa vào một chu trình tự nhiên, trong đó các vi sinh vật loại bỏ hay làm biến đổi các chất độc hại thành các chất ít độc hại hơn. Các loại vật liệu lọc có diện tích bề mặt cao (nhiều ngóc ngách khi nhìn dưới kính hiển vi) là nơi cư ngụ lý tưởng cho các vi sinh vật này. Lọc sinh học phù hợp cho việc nuôi cá hơn là trồng cây vì cây cũng có nhu cầu hấp thụ một phần các chất độc như ammoniac và nitrat làm nguồn dinh dưỡng (đạm). Tuy nhiên, dung dịch ammoniac là chất rất độc hại vì vậy lọc sinh học vẫn đóng vai trò nhất định trong hệ thống lọc nước. 

Phần lọc này có chứa các loại vật liệu lọc như sứ lọc, gốm lọc, nham thạch, san hô vụn …. Là các vật liệu có nhiều các lỗ rỗng nhỏ là nơi cư chú cho các loại vi sinh vật phân hủy các chất do như các muối ( NH4+) , (NH3) và các loại (NO3- ) là các chất độc hại do cá bài tiết ra mà phần lọc thô không lọc được gây độc cho cá và làm cho bể cá có mùi hôi thối hoặc tanh. Bạn nên bổ sung vi sinh vật bằng cách thường xuyên cho men vi sinh vào bể cá theo định kỳ 1 – 2 tháng  (men vi sinh có bán tại các cửa hàng cá cảnh)


Vật liệu sứ lọc cho bể lọc tràn
Vật liệu sứ lọc cho bể lọc tràn

Lọc hóa học:

Sau khi trải qua hai phần lọc trên bạn cần phải có một ngăn để khử các độc tố cho bể cá bằng các vật liệu lọc như Than hoạt tính, Đá lọc Asen . . . để khử độc cho nước. Lọc hóa học có nhiệm vụ loại bỏ các hóa chất trong nước bằng cách làm chúng kết hợp với nhau thành hỗn hợp chất rắn, sự kết hợp này gọi là “kết tủa” và không phân biệt chất hóa học tốt hay xấu. Lọc hóa học không những có thể loại bỏ chất độc hại như kim loại nặng, nitrit và nitrat mà còn tạo ra nhiều hợp chất có ích là chất dinh dưỡng cho cây và cả các chất xử lý nước. Phương pháp lọc này rất có ích trong việc loại bỏ mầm bệnh và xử lý rêu hại, nước sau khi lọc sẽ loại bỏ được nhiều kim loại nặng, do đó phương pháp này rất phù hợp để lọc nước mưa hay nước máy trước khi đưa chúng vào hồ thủy sinh.




Sứ lọc

Gốm lọc

Những loại vi sinh vật có lợi cần ba điều kiện để có thể sinh sôi, phát triển và hoạt động tốt:
1. Phải có giá bám là những thực thể trung tính (không tạo phản ứng hóa học với các thành phần nước), có nhiều ngóc ngách để không bị rửa trôi. Vật liệu lọc thường được sử dụng là đá, sỏi, miếng xốp, san hô,... Vi sinh vật sẽ sống trong những khe hở này và sinh sôi lên.


2. Phải có nguồn thức ăn, đó là các chất thải hữu cơ bao gồm phân cá, thức ăn dư thừa, các chất hữu cơ trong nước. Tuy nhiên, nếu lượng hữu cơ quá nhiều, vượt quá sinh khối của vi sinh vật, điều đó sẽ giết chết toàn bộ các vi sinh vật có lợi, làm cho nước trở nên rất dơ, hàm lượng ammonia và nitrite sẽ tăng cao, giết chết cá.

3. Phải có nguồn oxy đầy đủ nuôi sống vi sinh vật. Điều này thực hiện được nhờ vào luồng nước di chuyển liên tục chảy qua giá bám và cung cấp dưỡng khí.

Những nghệ nhân nuôi cá thường kết hợp hai hay cả ba hệ thống lọc với nhau để tổ chức thành hệ thống lọc tối ưu cho hồ cá, vừa loại sạch các chất lơ lửng trong nước, vừa hấp thu hết màu mùi của nước, vừa tạo một môi trường an toàn, không độc chất gây hại cho cá.
Phụ thuộc vào từng bể cá, loài cá khác nhau mà bạn chọn lựa cho mình một hệ thống lọc nước thích hợp. Trong 3 hệ thống lọc nước trên đều phù hợp với đặc điểm của cá, môi trường nuôi dưỡng...nên trước khi thay nước cho bể cá của mình, bạn chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng. Môi trường trong sạch giúp cá khoẻ mạnh, duyên dáng là mục tiêu của chúng ta.

Lọc tràn vách

Lọc vách là một loại lọc tràn được thiết kế đặt một hoặc hai bên vách của bể. Được dùng nhiều cho các bể cá nhỏ, bể thủy sinh hoặc bể treo tường vì  loại lọc tràn này khá gọn gàng hiệu quả tốt không tốn nhiều diện tích. Lọc vách đặc biệt hiệu quả đối và sử  dụng nhiều ở bể cá cảnh nhỏ cả về thẩm mỹ và hiệu quả lọc.

Đối với các bể có kích thước chiều dài nhỏ hơn 80cm lên làm lọc tràn một vách tức là lọc ở một bên vách. Đối với các loại bể kích thước lớn hơn có thể làm lọc 2 vách để tăng hiệu quả lọc nước.


Lọc tràn trên
Lọc tràn trên là loại lọc được dùng phổ biến ở Việt Nam đặc biệt đối với những người nuôi cá La Hán hoặc cá vàng thì đây là loại không thể thiếu. Loại lọc này thường dùng cho các bể cá có kích thước chiều dài từ 60cm đến 1.5m.

Lọc tràn trên 3 ngăn

Lọc tràn trên tự chế đơn giản

Lọc tràn trên được dùng phổ biến từ 4 – 5 ngăn lọc như sau:
  • Ngăn 1 : Lọc thô nên dùng bông lọc để lọc các cặn thừa của cá bên dưới có bùi nhùi để tang hiệu quả lọc giúp nước tràn qua nhanh
  • Ngăn 2: Sứ lọc bên trên bùi nhùi bên dưới vừa lọc thô vừa lọc tinh vì có 1 vài loại sứ (sứ vàng) có lỗ li ti.
  • Ngăn 3: Nham thạch trộn san hô vụn cũng có tác dụng lọc thô nhưng nhiệm vụ chính là nơi VI SINH có ích trú ngụ, khi nước chảy qua sẽ được diệt khuẩn trước khi xuống bể.kê bùi nhùi bên dưới các loại vật liệu lọc để tang hiệu quả lọc
  • Ngăn 4 : Dùng nham thạch + Than hoạt tính + bùi nhùi + đá lọc Asen vừa có tác dụng lọc Hóa học vùa có tác dụng lọc Sinh học
  • Ngăn 5: Nên không để gì cho nước thoát nhanh, hoặc lót tấm nhựa và 1,2 lượt bông mỏng để giữ lại các cặn bẩn nhỏ lọt qua các ngăn trước đó
  • Lọc tràn trên 4 ngăn với các loại vật liệu lọc là bông lọc sứ nham thạch và san hô
Lọc tràn trên 4 ngăn với các loại vật liệu lọc là bông lọc sứ nham thạch và san hô

Bạn có thể gộp ngăn 2 và ngăn 3 vào với nhau nếu bạn làm lọc tràn 4 ngăn

Lọc tràn dưới :

Sơ đồ lọc tràn dưới

Đối với các loại bể cá rồng, bể cá nhà hàng , bể cá hải sản, bể cá kích thước lớn …. Thì nên dùng loại lọc tràn dưới vì loại lọc tràn này có hiệu quả lọc cao nhất trong tất cả các loại lọc tràn hiện có ở nước ta.


Bể lọc được ghép với kích thước nhỏ hơn bể chính và được đặt bên dưới bể kính với với các ngăn lọc và các loại vật liệu lọc tương tự như các loại lọc trên. Nước được xả từ bể chính xuống ngăn lọc đầu tiên của bể lọc qua hệ thống lọc dàn mưa đi xuống ngăn lọc thô rồi chảy qua các ngăn 2,3,4 đến ngăn cuối cùng và được máy bơm đặt bơm lên bể chính. Ở ngăn này các bạn có thể trồng các loại cây thủy sinh dễ trồng như là ráy hoặc dương xỉ để tang hiệu quả lọc sinh học. Vào mùa đông bạn cũng nên đặt sưởi ở ngăn này vì nước sẽ được sưởi ấm trước khi cấp vào bể chính vì thế sẽ tăng được hiệu quả sưởi cho bể cá.
Đối với các bể cá hải sản thì loại lọc tinh chủ yếu chỉ dùng san hô + bùi nhùi.

Loại bể lọc tràn dưới này thường kết hợp với kiểu khoan thành hút đáy hút mặt hoặc khoan đáy hút đáy hút mặt chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn trong phần hệ thống lọc nước cho bể cá rồng
Sơ đồ tham khảo lọc tràn dưới




Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể cá rồng với lọc tràn đặt dưới bể


Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể cá rồng với lọc tràn đặt dưới bể


0 nhận xét :