Cá Diếc Anh Đào – Cherry Barb – Puntius titteya

Tên khoa học: Puntius titteya
Tên thông dụng: Diếc anh đào, Cherry barb
Max. kích thước: 5,0 cm / 2 inch
pH: 6,0 – 8,0
dH range: 5 – 19
Nhiệt độ khoảng: 23 – 27 ° C / 73 – 80,5 ° F


Tên tương tự: Barbus titteya, Capoeta titteya
Từ nguyên: Titteya: xuất hiện theo sau tên riêng theo địa phương của cá
Phân loại:
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae

Phân bố:
Loài đặc hữu ở Sri Lanka nơi chúng bị hạn chế bởi lưu vực sông Kelani và Nilwala thuộc vùng ẩm ướt phía tây nam hòn đảo, và hệ thống thoát nước nhỏ trong khu vực.
Việc xuất khẩu những mẫu cá hoang dã từ Sri Lanka hiện đang bị cấm mặc dù việc thu thập chúng rõ ràng vẫn đang được tiếp tục.
Các báo cáo chỉ ra rằng những con cá có màu sắc càng tươi sáng thì càng hiếm và có khả năng việc chọn lọc để mua bán cho các bể nuôi thủy sinh đã thay đổi cấu trúc quần thể hoang dã.
Người ta nói rằng rất ít rừng rậm còn được giữ lại do các hoạt động của con người, gây ra hệ quả là chất lượng nước và môi trường sinh thái đã giảm sút trầm trọng, và rất nhiều loài cá tự nhiên đang được xem là có nguy cơ tuyệt chủng.


Môi trường sống
“Khu vực ẩm ướt” ở tây nam Sri Lanka là khu vực có lượng mưa hàng năm từ 2000-3000 mm, đa phần là vào mùa mưa Tây – Nam giữa tháng 3 và tháng 8.
Đó là một môi trường nhiệt đới không có thời kỳ khô rõ rệt hay sự thay đổi khí hậu đáng kể, và nhiệt độ không khí khá ổn định trong cả năm, từ 25-27˚C.
Những điều kiện như vậy thuận lợi cho sự phát triển của những rừng rậm nhiệt đới ở vùng trũng với độ cao dưới 1000m AMSL.

Ở Sri Lanka những khu rừng này chỉ được tìm thấy ở khu vực ẩm ướt và là nơi sinh sống của một tỷ lệ đáng kể các loài động thực vật đặc hữu của đất nước này với khí hậu ấm áp, ẩm ướt và thời kỳ dài cách biệt về địa lý đã dẫn tới sự đa dạng sinh học mang tính địa phương rất đặc biệt.
Tuy nhiên đa phần chúng đều bị dọn sạch để nhường chỗ cho trồng trọt nông nghiệp, phần nhiều khi đất nước còn ở dưới chế độ thuộc địa Anh, một phần đáng kể khác trong các cuộc nội chiến gần đây, và hơn 35% độ che phủ đã mất đi trong giai đoạn 1990-2005.
Năm 2006, chỉ 4,6% các khu rừng cũ còn sót lại trên những mảnh đất nhỏ lẻ tẻ, hầu hết các khu vực đều chỉ dưới 10 , một vài trong số đó hiện đã chính thức trở thành khu bảo tồn.

Rừng Kottawa là một trong số đó và chỉ có khoảng 15-20 ha rừng ẩm ướt thường xanh, mặc dù khu rừng kết hợp Kottawa-Kombala che phủ khoảng 1600ha.
Rất nhiều dòng suối nhỏ từ xa xưa chứa những dòng nước nông trong suốt hoặc hơi mờ đục vắt ngang các khu bảo tồn và nó đại diện cho môi trường sống đặc trưng của loài cá anh đào.
Rất ít ánh nắng có thể xuyên qua các lớp cây, do đó môi trường thủy sinh cần nhiều bóng râm và nhiệt độ nước có thể tương đối lạnh, trong khi độ cứng và độ truyền dẫn nhìn chung đều thấp và độ pH axit nhẹ.
Các thực vật vĩ mô thì hiếm mặc dù chúng có thể mọc dày đặc ở mép, đôi khi có thể mọc lan khắp chiều rộng của dòng nước, rễ của chúng có thể đâm xuyên bờ xuống dưới nước.
Chất nền đặc trưng thì nhiều cát nhưng được che phủ bởi một lớp lá với các cành cây vụn.
Các loài cá cùng khu vực phân bố gồm: Rasboroides vaterifloris, Puntius bimaculatus, P. kelumi, Pethia nigrofasciata, Dawkinsia singhala, Schistura notostigma, Mystus vittatus, Aplocheilus werneri, Channa orientalis, Malpulutta kretseri, và Mastacembelus armatus.

Chiều dài tiêu chuẩn tối đa: 40 – 50 mm.

Kích thước bể:
Kích cỡ mặt đáy ít nhất phải là 60 x 30 cm hoặc tương đương.

Bảo dưỡng:
Việc chọn cách trang trí không quá quan trọng, tuy nhiên nó sẽ đẹp hơn trong bể có chất nền tối màu và trồng nhiều cây.
Việc cho thêm một vài cây, gỗ hoặc cành cây, và lớp lá trôi dạt cũng được đánh giá cao và tạo cảm giác tự nhiên hơn cho bể thủy sinh.
Không cần lọc quá mạnh nhưng sẽ tốt hơn nếu dòng nước chảy thường xuyên kiểu dòng suối nhỏ.

Điều kiện nước
Nhiệt độ 20 – 27 ˚C
pH: Cá được nuôi sẵn trong các cửa hàng thích nghi khá tốt khi lượng chất hóa học trong nước được để ý thường xuyên và để trong phạm vi 6,0 – 8,0. Cá tự nhiên thì thích một lượng axit nhỏ hơn là môi trường trung tính.
Độ cứng: 36 – 357 ppm. Cá tự nhiên sẽ sống tốt hơn với độ cứng thấp hơn trong phạm vi này.

Chế độ ăn
Cá tự nhiên có thể ăn tảo cát, rêu, chất thải hữu cơ, côn trùng nhỏ, ấu trùng, giáp xác, và các động vật nổi khác.
Trong bể thủy sinh chúng cũng dễ cho ăn nhưng điều kiện tốt nhất là cung cấp cho chúng những bữa ăn với thức ăn sống như bọ gậy, bọ nước và artemia (một loài giáp xác) cùng với các hạt và miếng thức ăn khô chất lượng tốt, ít nhất một vài trong số đó chứa thực vật bổ sung và phân lượng tảo.

Hành vi và khả năng tương thích
Nói chung chúng khá hiền lành và là một cư dân lý tưởng cho cộng đồng trong bể thủy sinh.
Vì nó không có yêu cầu gì đặc biệt về lượng chất hóa học trong nước nên có thể kết hợp với hầu hết các loài cá thông dụng khác bao gồm các con cá chép nhỏ, cá Tetra, cá bảy màu (livebearer), cá cầu vồng (rainbowfish), cá rô (anabantoid), cá da trơn (catfish), cá chạch (loach).
Bản chất chúng là loài sống bầy đàn, và mua bán thì phải ít nhất 6-10 con.
Nuôi chúng với số lượng như vậy không chỉ giúp chúng bớt sợ hãi mà còn tạo nên một không gian đẹp hơn, tự nhiên hơn cho bể thủy sinh, và con đực sẽ có màu đẹp hơn khi có sự xuất hiện của đối thủ cùng loài.

Sự khác biệt giới tính
Con đực trưởng thành thường nhỏ hơn, mảnh khảnh hơn, và nhiều màu sắc hơn con cái, đặc biệt trong điều kiện đẻ trứng.
Một vài loài để trang trí đã được cho giao phối giống để giữ được sắc tốt đỏ một cách ổn định.

Sinh sản
Giống như hầu hết loài cá chép nhỏ, cá anh đào là loài đẻ trứng tự do không có sự chăm sóc của bố mẹ.
Trong điều kiện tốt chúng sẽ đẻ trứng thường xuyên và trong bể thủy sinh một số ít cá mới có thể nở được mà không cần sự can thiệp.
Tuy nhiên nếu muốn tối đa lượng sinh sản thì cần phải có cách tiếp cận và kiểm soát nhiều hơn.
Bầy cá trưởng thành vẫn có thể sống chung nhưng nên có thêm một bể nhỏ.
Bể này nên ít ánh sáng và chất nền nên được che phủ với một vài tấm lưới đủ rộng để trứng có thể lọt qua nhưng cũng phải đủ nhỏ để con trưởng thành không chạm được vào chúng. Những tấm cỏ nhựa cũng có thể được tận dụng giống như lớp đá phủ cỏ.
Thường xuyên thay cho bể những cây rậm lá như rêu tam giác (Taxiphyllum spp) hoặc dùng lưới lọc trứng cũng tạo ra kết quả khá tốt.
Môi trường nước nên có nồng độ axit nhẹ đến pH trung tính với nhiệt độ theo chiều hướng cao trong phạm vi đã nêu trên, và nên sử dụng máy lọc bọt biển bằng khí nén hoặc quả sủi để cung cấp oxy và tạo dòng nước.
Khi cá lớn đã được cung cấp những điều kiện tốt nhất và các con cái đã mang thai thì một hay hai cặp nên được giới thiệu cho nhau và việc đẻ trứng sẽ diễn ra vào sáng hôm sau.
Một lựa chọn khác là đẻ trứng trong một nhóm với 6 con đực và 6 con cái nhưng cần có một bể thủy sinh rộng hơn.
Trong cả hai trường hợp này cá lớn sẽ có thể ăn mất trứng và chúng nên được vớt ngay ra khi có biểu hiện như vậy.
Trứng nên nở trong vòng 24 – 48 giờ và cá mới nở nên bơi tự do trong vòng 24 giờ sau đó.
Trong những ngày đầu tiên chúng nên được cho ăn bằng trùng cỏ cho đến khi đủ lớn để ăn trùng cám, ấu trùng artemia, hoặc những thứ tương tự.

Chú ý
Cá anh đào là một lựa chọn không hạn chế cho người mới bắt đầu và là một trong những loài cá chép nhỏ có ở khắp nơi trong giới yêu thích thủy sinh.
Đa phần số cá bán ra đều được nuôi trên cơ sở thương mại và nhiều giống dùng để trang trí đã được phát triển thông qua chọn lọc phối giống, bao gồm dạng bạch tạng và siêu đỏ. Chăm sóc cho những giống cá này cũng giống y như cho cá anh đào thông thường.
Chúng ta gần đây chưa thể có được sự miêu tả chi tiết về các đặc điểm nhận dạng nhưng màu sắc riêng biệt của chúng khiến chúng ta khó mà nhầm lẫn chúng với các con khác cùng chi cùng loài.
Barb Cherry là một loài cá cảnh màu sắc đẹp và có hành vi thú vị. Bạn lên nuôi ít nhất 5 barbs Cherry trong hồ.
Nguồn: caxinh


0 nhận xét :