Cá Otto (Otocinclus)
Otto là loài cá da trơn thích ăn rong, tảo, sống ở những vùng hạ lưu sông và các dòng suối ở Nam Mỹ. Chúng sống gần mặt nước, thích nơi có dòng chảy siết, sử dụng miệng để bám dính và ăn rêu tảo trên gỗ, đá, rễ cây. Đó cũng là lý do mà Otto được ưa dùng diệt rêu trong hồ thủy sinh.
Một số đặc điểm sống
– Otto là loài tự nhiên, rất khó thích nghi với các loại thức ăn công nghiệp, đây cũng là lý do khiến mọi người đánh giá Otto là loài khó nuôi và thường bị chết sau một thời gian sống trong hồ thủy sinh mà không rõ nguyên nhân. Trường hợp hồ không đủ rêu tảo để phục vụ việc ăn uống của chúng thì cần bổ sung bí xanh luộc, dưa chuột (dưa leo) thái lát hoặc viên tảo Spirulina. Khẩu phần ăn của Otto không có động vật nên các bạn có thể yên tâm nuôi trong hồ tép.
– Một đặc điểm khác của loài này là khá nhát. Khi thấy có bóng dáng người (hoặc các hình ảnh chuyển động khác gần hồ) chúng hầu như ngừng hoạt động và chạy trốn theo bầy, đôi khi chuyển sang hoạt động về đêm hoặc khi có ánh sáng nhẹ. Từ đó cũng có nhiều người đánh giá chúng là loài không hiệu quả, lười làm việc, rất sai lầm.
– Vì là loài sống theo bầy nên bouaqua khuyến khích các bạn nên nuôi ít nhất 3-4 cá thể Otto trong một hồ, ngoài ra cũng có một số yếu tố khác cần chú ý để tránh cho cá không bị stress.
– Một đặc điểm khác của loài này là khá nhát. Khi thấy có bóng dáng người (hoặc các hình ảnh chuyển động khác gần hồ) chúng hầu như ngừng hoạt động và chạy trốn theo bầy, đôi khi chuyển sang hoạt động về đêm hoặc khi có ánh sáng nhẹ. Từ đó cũng có nhiều người đánh giá chúng là loài không hiệu quả, lười làm việc, rất sai lầm.
– Vì là loài sống theo bầy nên bouaqua khuyến khích các bạn nên nuôi ít nhất 3-4 cá thể Otto trong một hồ, ngoài ra cũng có một số yếu tố khác cần chú ý để tránh cho cá không bị stress.
Chú ý về nơi ăn chốn ở
– Nên có rêu tảo hại. Đơn giản vì đây là thức ăn chính của chúng. Tất nhiên khi bạn nuôi với mục đích diệt rêu thì điều này không phải bàn nhiều nữa, tuy nhiên cần chú ý theo dõi để kịp thời bổ sung nguồn thức ăn bên ngoài hoặc di dời Otto sang hồ khác.
– Cần có nhiều cây, gỗ, đá. Để tăng không gian ẩn nấp cho Otto khi chúng cảm thấy nguy hiểm, điều này sẽ tránh cho cá không bị stress, mặt khác cũng tăng diện tích xuất hiện rêu tảo phục vụ cho bữa ăn của Otto.
– Nếu có thể, hãy tạo luồng nước chảy xiết một chút. Otto thích điều này vì nó gần với đặc điểm môi trường sống tự nhiên của chúng, đừng sợ cá mệt.
– Không nên ngắm nhìn, săn đón chúng quá nhiều. Chúng cũng như con người, thích sinh hoạt tự nhiên mà không bị ai nhòm ngó.
– Cần có nhiều cây, gỗ, đá. Để tăng không gian ẩn nấp cho Otto khi chúng cảm thấy nguy hiểm, điều này sẽ tránh cho cá không bị stress, mặt khác cũng tăng diện tích xuất hiện rêu tảo phục vụ cho bữa ăn của Otto.
– Nếu có thể, hãy tạo luồng nước chảy xiết một chút. Otto thích điều này vì nó gần với đặc điểm môi trường sống tự nhiên của chúng, đừng sợ cá mệt.
– Không nên ngắm nhìn, săn đón chúng quá nhiều. Chúng cũng như con người, thích sinh hoạt tự nhiên mà không bị ai nhòm ngó.
Những đặc điểm bất thường
– Otto là loài cá thủy sinh hiền lành bậc nhất, không bao giờ rượt đuổi hay mút nhớt các loài cá khác. Vậy nên khi điều này xảy ra thì có thể Otto của bạn đã rất đói, bản năng sinh tồn khiến chúng bạo dạn hơn, hung hăng hơn.
– Cá chỉ treo mình một chỗ, tụ tập và không hoạt động. Đơn giản là chúng đang cảm thấy mất tự nhiên, hãy tránh làm phiền chúng nhiều.
– Bụng Otto trông to béo, cồng kềnh. Đây cũng có thể là dấu hiệu của sự khỏe mạnh hoặc mang thai. Tuy nhiên cần chú ý theo dõi nếu xuất hiện các biểu hiện bệnh như có vệt đỏ trên mình (nhiễm trùng), vảy bong tróc (phù nề) hoặc bị sưng ở những vị trí bất thường (u, bướu)
– Màu sắc trên mình cá nhợt nhạt. Đó là khi cá bị stress hoặc sốc nước, màu sắc của cá sẽ trở lại nếu được sống trong môi trường nước sạch, thức ăn đầy đủ.
– Cá chỉ treo mình một chỗ, tụ tập và không hoạt động. Đơn giản là chúng đang cảm thấy mất tự nhiên, hãy tránh làm phiền chúng nhiều.
– Bụng Otto trông to béo, cồng kềnh. Đây cũng có thể là dấu hiệu của sự khỏe mạnh hoặc mang thai. Tuy nhiên cần chú ý theo dõi nếu xuất hiện các biểu hiện bệnh như có vệt đỏ trên mình (nhiễm trùng), vảy bong tróc (phù nề) hoặc bị sưng ở những vị trí bất thường (u, bướu)
– Màu sắc trên mình cá nhợt nhạt. Đó là khi cá bị stress hoặc sốc nước, màu sắc của cá sẽ trở lại nếu được sống trong môi trường nước sạch, thức ăn đầy đủ.
Nguồn: http://www.otocinclus.com
0 nhận xét :