Sắp xếp một số bố cục bể thủy sinh của ADA
Dịch từ bài viết về một số bố cục thủy sinh trên tạp trí Aqua Journal số tháng 07/2012 trang 16, 17, 30, 31 bởi bouaqua.
Hãy chú ý đến các góc độ và hướng của mỗi nhánh lũa khi sắp xếp bố cục. Nếu chọn một trong ba bố cục cơ bản: tam giác, lồi và lõm bạn có thể dễ dàng sắp xếp lũa đạt được trạng thái ổn định.
Một bố cục lõm được tạo từ lũa Horn Wood. Ở chính giữa bố cục, một vòm lũa xuất hiện tạo sự khác biệt cho bố cục, thay vì tạo một không gian mở như những bố cục lõm truyền thống.
Kết hợp nhiều nhánh lũa thành một thân lũa. Nếu nhìn kỹ vào phần mũi tên, bạn có thể thấy thên lũa bên phải được tạo thành từ sự kết hợp 02 nhánh lũa tách biệt.
Nếu bạn có trong tay một bộ lũa với hình dáng hấp dẫn hãy sắp xếp một bố cục có thể làm nổi bật bộ lũa. Làm được điều đó chắn chắn người xem sẽ cảm nhận được câu chuyện mà lũa đã trải qua.
Lũa Branch Wood với nhiều phân nhánh không đòi hỏi một sắp xếp phức tạp. Chỉ cần đặt hai nhánh lũa lên mặt nền chúng ta cũng có thể hoàn thành được bố cục. Điểm nhấn đến từ những đầu nhánh và những đoạn gấp khúc của lũa.
Đá phiến mỏng không dễ để tạo bố cục, tuy nhiên chúng lại phát huy tác dụng khi được kết hợp. Horn Wood là loại lũa thích hợp nhất cho những bố cục mô phỏng thiên nhiên, với bố cục trên, một số đá phiến mỏng được sử dụng để nhấn mạnh hình khối của bố cục.
Bí quyết để có một bố cục đá đẹp là sự cân bằng và có ý nghĩa, hãy xác định rõ ý nghĩa của từng viên đá trong bố cục. Không giống như một bố cục lũa, đá trong bể thủy sinh luôn là đối tượng được người xem chiêm ngưỡng và đánh giá. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi viên đá đều có vai trò đáng kể trong việc hình thành bố cục, hãy sắp xếp mỗi viên đá tại một vị trí thích hợp nhất tùy theo kích thước và hình dạng của chúng.
Hai viên đá chính lớn hơn và có sự “ăn khớp” về mặt hình dạng, điều đó tạo nên điểm nhấn và sự cân bằng của bố cục.
Đá là thành phần chính trong một bố cục iwagumi, mỗi viên đá được sắp xếp với độ nghiêng thích hợp và có tính toán khiến người xem cảm nhận được dòng chảy của nước trong bể. Đây là một bố cục cơ bản của Sanzon iwagumi.
Đá Ryuoh thường có hình dạng của một tam giác cân với các góc nhọn, việc bố trí đá như hình gợi lên được cảm nhận về “sức sống” của đá.
Một viên đá lại phù hợp với việc bố trí đứng thẳng trên mặt nền do hình dạng của chúng. Những viên đá được sắp xếp tạo thành dòng chảy liền mạnh khiến người xem cảm nhận như có một rạn đá rất lớn ẩn sâu dưới lớp nền.
Viên đá chính lớn nhất được đặt tại vị trí điểm vàng phía trước, các viên đá nhỏ hơn được bố trí cách xa ở phía sau. Kiểu sắp xếp này tạo ra rất nhiều góc nhìn cho bố cục.
Đá Yamaya nhỏ với kích thước bằng bàn tay lại phù hợp với một bố cục sắp xếp ngẫu nhiên. Đây là một phương pháp độc đáo với những viên đá dễ kiếm.
Nguồn: Aqua Journal 07/2012
0 nhận xét :