Sử dụng thuốc tím cho cá cảnh
Rất nhiều bệnh của cá cảnh bắt nguồn do bị nhiễm trùng bên ngoài. Nếu không chữa trị, sự lân lan phát triển của các bệnh này sẽ dẫn đến cá chết. Ứng dụng thuốc tím đúng liều đúng cách có thể sử lý được rất hiệu quả các bệnh truyền nhiễm do các ký sinh, vi trùng và nấm gây ra, trước khi để chúng gây lên những bệnh truyền nhiễm bên trong, và nhờ vậy không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Người nuôi cá sẽ tiết kiệm được chi phí vì ít phải dùng thuốc kháng sinh đắt tiền. Với điều này số những vi trùng còn tồn tại cũng ít hơn. Một cái lợi lớn nữa của thuốc tím là thời gian chữa bệnh ngắn hơn rất nhiều so với thuốc kháng sinh.
Thuốc tím là gì?
Thuốc tím (KMnO4) là một chất oxy hoá, đã được sử dụng trong việc nuôi cá cảnh nhiều năm rồi. Cũng được ứng dụng ở những hệ thống sử lý nước và xây dựng đường ống dẫn nước. Là chất oxy hoá, thuốc tím có khả năng „đốt cháy” hoá học tất cả các thành phần hữu cơ, kể cả những thành phần bất lợi như vi trùng, ký sinh và nấm, và cả những thành phần có lợi như mô mang cá và nhớt. Do hoá chất không phân biệt được chất hữu cơ nào có lợi và có hại, vì thế kết quả của nó phụ thuộc vào người dùng là khi ứng dụng làm sao cho có lợi nhiều nhất và có hại ít nhất.
Sự thay đổi mầu khi sử dụng thuốc tím
Khi thuốc tím hoạt tính (trong khi chưa oxy hóa), tan vào nước có mầu tím hồng. Một khi thuốc tím „mất hoạt tính” (đã oxy hoá các chất hữu cơ), mầu của dung dịch sẽ chuyển sang mầu vàng hoặc nâu vàng. Sự đổi mầu này rất có ích cho việc biểu thị ứng dụng hoá chất, và cho ta biết luôn là lúc này không nên sử dụng với những bể và hồ cá cảnh. Cũng như phần lớn các hoá chất khác, thuốc tím có hại đối với thực vật và động vật không có xương sống.
Cách sử dụng thuốc tím
Cho với phần lớn các loài cá, thuốc tím với nồng độ 2mg/lít có thể ứng dụng trong thời gian dài (ít nhất 4 giờ), cho cả bể nước ngọt và bể nước mặn. Với nồng độ này dùng được cho cả bể có lọc vì ảnh hưởng của nó đối với lọc sinh học không đáng kể. Nước được khử phải giữ được mầu hồng ít nhất 4 giờ. Đối với một vài loài cá không ưng thuốc tím, kể cả các loài cá rô Malawi, dùng nồng độ nhẹ hơn (1mg/lít) thì an toàn hơn. Mức ảnh hưởng đối với từng loại cá có thể quan sát tư cách của chúng khi được điều trị. Việc này rất quan trọng khi ta ứng dụng lần đầu cho một loài cá. Nếu thấy cá bị suy nguy hiểm thì phải can thiệp ngay (ví dụ hòa thêm nước nào).
Do thuốc tím mất hoạt tính khi oxy hóa các chất hữu cơ, vì thế có thể phải bổ xung thêm thuốc vào dung dịch, nhất là trong các hệ thống hồ và các hệ thống có nhiều chất hữu cơ tích lũy. Một cách nây nồng độ thuốc tím đảm bảo là nâng từng bậc 2mg/lít. Nếu nước được điều trị đổi mầu từ hồng sang nâu trong vòng 4 giờ, thì nên thêm 2mg/lít. Trong trường hợp tổng cộng nồng độ 6mg/lít mà nước vẫn không giữ được mầu hồng đỏ thắm ít nhất trong 4 giờ thì phải làm sạch hệ thống đó trước khi ứng dụng tiếp. Phần lớn các hệ thống được chữa trị bằng thuốc tím nằm trong môi trường đầy chất hữu cơ, do đó vệ sinh có tác dụng rất quan trọng cho kết quả chữa bệnh.
Thuốc tím cũng có thể dùng để tắm cho cá trong thời gian ngắn với nồng độ 10mg/lít 30 phút. Khi ứng dụng nồng độ này phải rất chú ý tư cách của cá khi được điều trị để ngăn chặn tổn thất. Phương pháp này hữu hiệu nhất là ứng dụng cho cá ở các hồ đất. Sau khi chữa bằng thuốc tím xong thì nên ngâm cá vào nước muối có nồng độ nhẹ (0.02-1%) vài ngày hoặc 1 tuần (phụ thuộc vào từng loại cá). Để trị các bệnh nhiễm do Columnaris rất có hiệu quả.
Thuốc tím còn được dùng làm thuốc tẩy trùng nhanh ở những trại nuôi cá từ nồng độ 10 (30-60 phút) cho đến 500 mg/lít (30 giây). Tuy nhiên các hợp chất NH4 (ví dụ Benzalkonium chloride) để làm việc này thích hợp hơn. Thuốc tím tiêu diệt hết các vi trùng, nấm và rất nhiều ký sinh, nhưng virus thì không.
Cách ứng dụng thường xuyên
Như đã nói trên, thuốc tím là một chất oxy hóa mạnh, do đó nếu dùng quá liều có thể đốt cháy mang thở và nhớt của cá. Một cách đơn giản nhất để tránh tổn thất lớn là cùng lắm chỉ ứng dụng điều trị 1 lần trong 1 tuần. Nếu như do yêu cầu môi trường đòi hỏi phải sử lý hơn 1 lần 1 tuần (ví dụ như dịch Ichthyopthirius multifilis), thì thuốc tím không phải là giả đáp thích hợp.
Chữa bệnh không hiệu quả
Hiệu suất kém của phương pháp chữa bệnh này thường do 3 yếu tố sau:
1) Chẩn đoán bệnh không đúng hoặc không đầy đủ
2) Tính toán hay là đong lượng thuốc sai
3) Lượng chất hữu cơ quá nhiều trong nước được sử lý
Nếu chữa không có hiệu quả thì nên nhờ người chuyên nghiệp khảo sát cá bị bệnh để chẩn đoán bệnh chính xác.
Thể tích nước cũng như lượng thuốc cần thiết phải được tính toán chính xác để có liều thuốc chính xác để ứng dụng.
Như đã nói bên trên, lượng chất hữu cơ quá nhiều sẽ làm cho thuốc tím mau mất hoạt tính, vậy thời gian điều trị có thể không đủ để có hiệu quả. Vấn đề này hay xẩy ra ở các hồ đất nuôi cá.
Thuốc tím là gì?
Thuốc tím (KMnO4) là một chất oxy hoá, đã được sử dụng trong việc nuôi cá cảnh nhiều năm rồi. Cũng được ứng dụng ở những hệ thống sử lý nước và xây dựng đường ống dẫn nước. Là chất oxy hoá, thuốc tím có khả năng „đốt cháy” hoá học tất cả các thành phần hữu cơ, kể cả những thành phần bất lợi như vi trùng, ký sinh và nấm, và cả những thành phần có lợi như mô mang cá và nhớt. Do hoá chất không phân biệt được chất hữu cơ nào có lợi và có hại, vì thế kết quả của nó phụ thuộc vào người dùng là khi ứng dụng làm sao cho có lợi nhiều nhất và có hại ít nhất.
Sự thay đổi mầu khi sử dụng thuốc tím
Khi thuốc tím hoạt tính (trong khi chưa oxy hóa), tan vào nước có mầu tím hồng. Một khi thuốc tím „mất hoạt tính” (đã oxy hoá các chất hữu cơ), mầu của dung dịch sẽ chuyển sang mầu vàng hoặc nâu vàng. Sự đổi mầu này rất có ích cho việc biểu thị ứng dụng hoá chất, và cho ta biết luôn là lúc này không nên sử dụng với những bể và hồ cá cảnh. Cũng như phần lớn các hoá chất khác, thuốc tím có hại đối với thực vật và động vật không có xương sống.
Cách sử dụng thuốc tím
Cho với phần lớn các loài cá, thuốc tím với nồng độ 2mg/lít có thể ứng dụng trong thời gian dài (ít nhất 4 giờ), cho cả bể nước ngọt và bể nước mặn. Với nồng độ này dùng được cho cả bể có lọc vì ảnh hưởng của nó đối với lọc sinh học không đáng kể. Nước được khử phải giữ được mầu hồng ít nhất 4 giờ. Đối với một vài loài cá không ưng thuốc tím, kể cả các loài cá rô Malawi, dùng nồng độ nhẹ hơn (1mg/lít) thì an toàn hơn. Mức ảnh hưởng đối với từng loại cá có thể quan sát tư cách của chúng khi được điều trị. Việc này rất quan trọng khi ta ứng dụng lần đầu cho một loài cá. Nếu thấy cá bị suy nguy hiểm thì phải can thiệp ngay (ví dụ hòa thêm nước nào).
Do thuốc tím mất hoạt tính khi oxy hóa các chất hữu cơ, vì thế có thể phải bổ xung thêm thuốc vào dung dịch, nhất là trong các hệ thống hồ và các hệ thống có nhiều chất hữu cơ tích lũy. Một cách nây nồng độ thuốc tím đảm bảo là nâng từng bậc 2mg/lít. Nếu nước được điều trị đổi mầu từ hồng sang nâu trong vòng 4 giờ, thì nên thêm 2mg/lít. Trong trường hợp tổng cộng nồng độ 6mg/lít mà nước vẫn không giữ được mầu hồng đỏ thắm ít nhất trong 4 giờ thì phải làm sạch hệ thống đó trước khi ứng dụng tiếp. Phần lớn các hệ thống được chữa trị bằng thuốc tím nằm trong môi trường đầy chất hữu cơ, do đó vệ sinh có tác dụng rất quan trọng cho kết quả chữa bệnh.
Thuốc tím cũng có thể dùng để tắm cho cá trong thời gian ngắn với nồng độ 10mg/lít 30 phút. Khi ứng dụng nồng độ này phải rất chú ý tư cách của cá khi được điều trị để ngăn chặn tổn thất. Phương pháp này hữu hiệu nhất là ứng dụng cho cá ở các hồ đất. Sau khi chữa bằng thuốc tím xong thì nên ngâm cá vào nước muối có nồng độ nhẹ (0.02-1%) vài ngày hoặc 1 tuần (phụ thuộc vào từng loại cá). Để trị các bệnh nhiễm do Columnaris rất có hiệu quả.
Thuốc tím còn được dùng làm thuốc tẩy trùng nhanh ở những trại nuôi cá từ nồng độ 10 (30-60 phút) cho đến 500 mg/lít (30 giây). Tuy nhiên các hợp chất NH4 (ví dụ Benzalkonium chloride) để làm việc này thích hợp hơn. Thuốc tím tiêu diệt hết các vi trùng, nấm và rất nhiều ký sinh, nhưng virus thì không.
Cách ứng dụng thường xuyên
Như đã nói trên, thuốc tím là một chất oxy hóa mạnh, do đó nếu dùng quá liều có thể đốt cháy mang thở và nhớt của cá. Một cách đơn giản nhất để tránh tổn thất lớn là cùng lắm chỉ ứng dụng điều trị 1 lần trong 1 tuần. Nếu như do yêu cầu môi trường đòi hỏi phải sử lý hơn 1 lần 1 tuần (ví dụ như dịch Ichthyopthirius multifilis), thì thuốc tím không phải là giả đáp thích hợp.
Chữa bệnh không hiệu quả
Hiệu suất kém của phương pháp chữa bệnh này thường do 3 yếu tố sau:
1) Chẩn đoán bệnh không đúng hoặc không đầy đủ
2) Tính toán hay là đong lượng thuốc sai
3) Lượng chất hữu cơ quá nhiều trong nước được sử lý
Nếu chữa không có hiệu quả thì nên nhờ người chuyên nghiệp khảo sát cá bị bệnh để chẩn đoán bệnh chính xác.
Thể tích nước cũng như lượng thuốc cần thiết phải được tính toán chính xác để có liều thuốc chính xác để ứng dụng.
Như đã nói bên trên, lượng chất hữu cơ quá nhiều sẽ làm cho thuốc tím mau mất hoạt tính, vậy thời gian điều trị có thể không đủ để có hiệu quả. Vấn đề này hay xẩy ra ở các hồ đất nuôi cá.
0 nhận xét :