Cách nuôi tép cảnh sinh sản, đẻ

Cách cho một số loài tép cảnh Caridina và Neocaridina sinh sản (đẻ con, giving birth), bao gồm một số loài tép cảnh sau: tép ong (diamond), Crystal Red, Green, Bumblebee, Tiger và Cherry shrimps.





Để ép đẻ tép thành công bạn cần chuẩn bị nhiều thứ như:
• Một hồ nuôi không có cá với thể tích 10-30 lit
• Một lọc sủi khí (Những loại lọc khác không an toàn cho ấu trùng tép, tép con)
• Nhiều loại cây, rêu như riccia, frogbite, java fern, Anubias barteri var. nana v.v.....
• Quạt làm mát nước để giữ nhiệt độ từ 21-25°C
• Và lẽ dĩ nhiên, những con tép trống và tép mái đến giai đoạn sinh sản


Điều khó nhất ở đây chính là những con tép. Thông thường, chúng cần ở độ 3,5 tháng (đối với tép đỏ - red cherry) cho đến 5 tháng tuổi (green shrimps) trước khi chúng phát triển thành thục và có khả năng sinh sản. Để phân biệt giới tính của các con tép là điều khá khó khăn, ví dụ như tép ong hay tép red Crystal, chúng có hình dáng cơ thể khá giống nhau trước khi con mái ôm trứng lần đầu tiên, những quả trứng màu nâu nhạt khó nhỉn thấy nếu chúng ta không chú ý.


Dù đã nuôi đẻ tép red Crystal nhiều lần chưa chắc chúng ta đã phân biệt được giới tính của chúng, tép red crystal là khó phân biệt nhất. Có một cách dễ nhất để xác định giới tính của chúng là chúng ta thả vào hồ vài cặp, từ đó chắc rằng chúng có cả nam lẫn nữ..hi...hi hay là bạn thả từ 8 con trở lên và hy vọng điều tốt nhất sẽ đến. Những loài tép khác như tép xanh lá cây hay red cherry thì dễ xác định hơn vì con trống có màu nhạt hơn, thân hình ốm hơn và nhỏ hơn con mái cùng độ tuổi.
Khi bạn chọn được những con giống này, hãy thả chúng nhẹ nhàng và cẩn thận vào hồ đã ổn định, một vài con ốc sẽ giúp bạn dọn dẹp những thức ăn dư thừa sau khi tép ăn.


Một số lọai cây che phủ mặt nước như riccia cho kết quả tốt bởi chúng giống như một lọai lọc tự nhiên, nguồn cung cấp oxy ( đặc biệt là riccia cung cấp rất nhiều oxy cho hồ của bạn) và giúp cho tép cảm thấy an tòan hơn trong môi trường mới này. Các lọai rêu là nguồn cung cấp thức ăn hữu dụng cho các con tép lớn cũng như các con tép con về sau này. Các con tép không ăn rêu (moss) nhưng chúng ăn những phiêu sinh vật và rêu hại bám trên rêu, giữa các nách lá của rêu.


Trong ngày kế tiếp hay tuần kế tiếp chúng ta nên tránh làm cho chúng căng thẳng bằng cách cho chúng ăn đầy đủ. Thức ăn đủ chất protein và chất béo sẽ giúp các con tép mái hình thành trứng. Đừng cho ăn nhiều quá, thức ăn thừa có thể được bọn ốc thu dọn nhưng không hòan tòan. Việc kế tiếp là chờ đợi:embarrassed: điều này có thể kéo dài trong vài ngày hay vài tuần trước khi bạn thấy con tép mái bắt đầu có trứng. Nó sẽ mang trứng ngay dưới bụng bằng các vây bơi phía dưới trong 3 hoặc 4 tuần trước khi trứng nở ra thành tép con.


(Phân loài tép thấp hơn sẽ sinh ra ấu trùng tép bơi lội trong môi trường nuớc lợ trước khi chúng thành tép con và sau đó có thể sống sót trong môi trường nước ngọt. Phân loài tép cao hơn sẽ sinh ra những bản copy thu nhỏ của chúng và tự thân nó sẽ thích nghi và sống được trong môi trường nước ngọt).
Tép con sẽ tìm thúc ăn của chúng trong các đám rêu và các lọai cây khác trong hồ. Đến đây thì chúng cần vài tháng để phát triển đến kích cỡ như bố mẹ chúng. Sự phát triển của chúng tùy thuộc chủ yếu vào số lượng thức ăn chúng tìm được và số lần thay nước. Chúng thường lột xác sau mỗi lần thay nước đồng nghĩa với một chu trình phát triển. Do đó cần phải thay nước cẩn thận hằng tuần nhằm kích thích sự phát triển của chúng.Đừng nuôi chung quá nhiều tép nhỏ và tép trung trong cùng một hồ, khỏang chừng 50 con cho hồ 12 lít để tránh tình trạng " đất chật tép đông". Quá nhiều tép sẽ làm ngưng quá trình phát triển của tép con và tép con sau khi sinh ra tỉ lệ sống sót ít hơn. Thay nước nhiều hay cho nhiều thức ăn hơn cũng chẳng giải quyết được vấn đề, đơn giản là cần giảm mật độ dân số.
Một hồ nuôi đẻ cần tính ổn định và có nhiều vi sinh có lợi sinh sống trong lọc và trong hồ để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm. Đây là đều quan trọng cần nhấn mạnh để giúp tép tồn tại.
Mức ammonia trong hồ nuôi tép đẻ nên bằng không. Tép thích nghi với môi truờng nứơc không có ammonia, nếu phát sinh ammonia sẽ dẫn đến việc tép chết ngay lập tức hay trong vòng vài ngày. Ammonia sẽ cứ liên tục được sinh ra từ phân của cá, tép, thức ăn dư thừa, mức ammonia hiện diện trong hồ được chuyển hóa và giữ ở mức thấp bởi sự hiện diện và họat động của vi khuẩn nitrosococcus bacteria.
Sủ dụng thuốc điều trị là nguyên nhân giết chết hệ vi sinh có ích, thêm vào đó có thêm một số nguyên nhân khác như nuôi quá nhiều cá tép, cho ăn quá nhiều, vệ sinh quá kỹ hệ thống lọc. Việc phát sinh mammonia cao sẽ dẫn đến việc cần gia tăng vi khuẩn Nitrosococcus và thường mất nhiều ngày để hạ mức ammonia trong hồ xuống. Trong khoảng thời gian đó có thể bạn sẽ phải vĩnh biệt một số tép. w
Quá trình chuyển hóa ammonia:
NH4+ + 2 H2O = NO2- + 8 H+
(ammonia) (water) (nitrite) (hydrogen ions)
Mục kế tiếp là danh sách các cây dễ trồng, ít chăm sóc trồng trong các hồ nuôi tép đẻ. Những lọai cây này không cần phải bổ sung Co2 để phát triển. Ít tốn công chăm sóc, chỉ cần bổ sung thêm ít phân nước là đủ. Chúng có thể sống ờ mức ánh sáng thấp và thích nghi mạnh với các điều kiện nước thậm chí nhiệt độ lên đến 28°C.
Anubias barteri var. nana: ráy nana
Anubias barteri var. coffefolia: ráy cafê
Anubias barteri var. barteri: ráy...
Anubias heterophylla: ráy...
Cryptocoryne crispatula var. balansae: tiêu thảo balansae, tiêu thảo NCT
Cryptocoryne wendtii 'brown' + 'green': tiêu thảo nâu, xanh
Cryptocoryne x willisii: tiêu thảo mũi tên, tiêu thảo willisii
Cryptocoryne cordata: tiêu thảo cordata
Hygrophila polysperma: sunset, hay 1 số cây tương tự
Echindorus schlueteri: trầu
Echindorus quadricostatus: gần giống với hoàng quang thảo
Echindorus 'Ozelot': trầu chấm
Echindorus 'Rainers Kitty': trầu
Microsorum pteropus: dx
Microsorum pteropus 'Windelov': dx sừng hưu
Lemna minor - "duckweed": bèo tấm
Limnobium laevigatum - "frogbite" bèo nhật, bèo apt
saigonaqua.org
Hathaibinh - lược dịch
nguồn Shrimpnow.com


0 nhận xét :