Tép Vàng – Yellow Shrimp


Tép Vàng – Neocaridina heteropoda (var. Yellow) - có sức sống tốt, sinh sản nhiều, màu sắc đẹp, dễ cho ăn dễ nuôi, tép vàng thật sự là một loài tép cảnh dễ nuôi cho người mới làm quen với tép.


Tép Vàng – Yellow Shrimp như tên gọi của nó thì loài tép này có màu vàng rất đẹp . Chúng là một giống chọn lọc từ hoang dã giống như tép red cherry có nguồn gốc từ Nhật Bản . Xuất hiện đầu tiên ở thị trường vào những năm 2000, nhưng tới hiện nay tép vàng cũng khá ít trên thị trường. Tuy nhiên nhu cầu nuôi tép thủy sinh ngày càng cao, vì vậy tép vàng cũng ngày càng được yêu thích do màu sắc đặc biệt của nó .

Cùng họ với tép đỏ - red cherry nên hình dạng và kích thước của tép vàng – yellow shrimp rất giống, chỉ có màu sắc là khác nhau hoàn toàn. Khi phát triển đầy đủ, lớp vỏ ngoài trở nên đậm hơn và màu vàng của tép sẻ nổi bật hơn rất nhiều. Có người còn gọi tép vàng là yellow cherry.

Màu vàng của tép có thể chuyển từ vàng nhạt đến màu xanh lá cây sáng,  tép tuổi càng cao thì ngày càng trở nên đậm hơn và đạt đến những màu sắc tươi sáng nhất là màu cam.

Tép vàng có thể nuôi trong một hồ thủy sinh nhỏ có kích thước khiêm tốn, yêu cầu về độ cứng của nước nuôi tép cũng không quá khắt khe. Tép vàng sinh sống tốt ở nhiệt độ nước 20 - 28 ° C, độ pH của nước giao động từ 6.0 đến 8.0 (độ pH thích hợp nhất là 7.2). 

Tép vàng rất hiền lành và không gây đe dọa đến các loài cá nhỏ vì thế rất được chuộng nuôi trong cá bể cá cảnh thủy sinh, tuy nhiên, nên hạn chế nuôi tép vàng chung với những loài sinh vật thủy sinh khác gây nguy hại hoặc tranh giành thức ăn với chúng. Giữ cho mức độ nước sạch , ít chất thải, thay nước định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho tép vàng. Đầu tư một hệ thống lọc tốt sẻ giúp cho hồ thủy sinh có chất lượng nước đảm bảo.


Thức ăn cho tép cảnh vàng: tép vàng ăn cả thức ăn có nguồn thực vật lẫn thức ăn động vật. Và trong điều kiện bình thường có thể cho ăn thức ăn cho cá (cả khô và thức ăn sống), rau diếp đã tiệt trùng, bắp cải hoặc rau bina.

Cho chúng ăn đủ 1 lần mỗi ngày, cho thức ăn để ăn 2-3 giờ, còn lại lấy ra khỏi hồ cá, nếu để lâu ngày sẽ sinh ra các loài sinh vật gây hại như sán. Ngoài ra tép cũng khá nhút nhát trong việc tìm kiếm thức ăn, nếu nuôi tép chung với các loài cá khác thì nên cho thức ăn của tép vàng vào 1 góc nào đó khuất sẻ tốt hơn. Trong hồ cá cảnh nuôi chung với tép đông đúc, tép vàng sẽ tự tìm cho mình một cái gì đó để ăn, từ tảo và thức ăn dư thừa cho cá.

Hồ thủy sinh nuôi tép nên tạo môi trường cho tép vàng ẩn nấp trong những vật dụng hồ cá hoặc những bụi cây và rêu.

Tép vàng sinh sản và giới tính:

Phân biệt giới tính của tép vàng rất dễ, tép cái thường có thân hình lớn hơn tép đực, màu sắc đôi khi cũng sậm hơn. Nếu quan sát kỹ thì bạn sẻ thấy trên lưng tép cái vàng có một vệt giống như hình yên ngựa, đó là phần trứng trên lưng của tép vàng.
Tép vàng sinh sản cũng khá dễ, chỉ cần môi trường ổn định và thích hợp thì sau một khoảng thời gian ngắn chúng sẻ ôm trứng và sinh sản mà không cần bất kỳ điều kiện mùa đặc biệt nào. 

Mỗi tép vàng cái có thể mang từ 20 đến 30 trứng mỗi đợt. Trứng sẻ chuyển màu sậm hơn và khi xuất hiện chấm đen trên trứng thì biết đó là mắt của tép con, nó cũng là dấu hiệu tép con sẽ nỡ trong vài ngày. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình nuôi, chúng thường cần phải thay nước nguồn nước mới thường xuyên.

Tép vàng cái

Tép mái phát triển nhanh và lớn hơn tép trống, thường có kích thước lớn hơn 30mm chiều dài. Một con tép vàng có tuổi thọ 2 năm và đạt được chiều dài trung bình của loài tép.

Tép vàng rất hiếu động, chúng không ngừng bò trên các bề mặt trong hồ. Chúng thậm chí không cần ẩn náu trong các tán cây rêu, bạn có thể thoải mái ngắm nhìn chúng.

Do những đặc tính sức sống tốt, sinh sản nhiều, màu sắc đẹp, dễ cho ăn dễ nuôi tép vàng thật sự là một loài tép cảnh cho người mới làm quen với tép.
Dvaqua sưu tầm và biên tập

0 nhận xét :